Anh không nghe thấy ư?
- Trầm Hương
- Jun 2, 2020
- 4 min read

Một vài phút trước giờ ra đi, bạn tôi cũng đã cất lên những tiếng nấc đứt đoạn: "Không thở được. Không thở được!" Thanh trong giai đoạn cuối của căn bịnh ung thư. Bác sĩ, bạn bè và người thân đã làm tất cả những gì có thể để giữ mạng cho bạn tôi. Chỉ là sức người hạn hep. Nhưng tôi tin, bạn tôi mĩn cười và an bình ngay cả trong giờ lâm chung. Ai cũng sẽ chết, điều này là quy luật cuộc sống. Nhưng cái chết của bạn tôi đã để lại nhưng dư âm ấm áp khiến người ở lại chẳng những nhớ mãi mà còn cảm nhận được tình yêu dành tặng cho nhau.
Nghĩ đến người đàn ông da đen bị người cảnh sát dùng đầu gối đè nặng lên cổ nằm bẹp đưới đường, cũng đã lên tiếng "tôi không thở được", tim tôi nặng trĩu. Thật ra bổn phận của cảnh sát là gì? Bảo vệ hay mang lại nối khiếp sợ kinh hoàng cho người dân? Tôi lớn lên trong chế độ cộng sản, cũng từng nhìn thấy công an còng tay và đàn áp bao người dân vô tội. Tôi không có cảm tình với đám người này bởi vì luật pháp làm lơ, vì thế họ càng lộng hành dùng quyền hạn để đè đầu những kẻ thấp bé không cùng chuyến tuyến với họ. Tôi hiểu không phải là tất cả. Nguồn máy luật pháp tại Mỹ, trong giai đoạn hiện tại, người ta rất tôn trọng đến nhân quyền. Nhưng quả thực "con sâu làm rầu nồi canh". Ngay cả bản thân tôi cũng rất e dè và không mấy cảm tình với cảnh sát Mỹ. Trong các cuộc nói chuyện chia sẽ, chúng tôi vẫn thường bảo với nhau, “cảnh sát Mỹ quá hung bạo.” Nhưng điều gì khiến họ trở nên bạo lực và tàn ác đến thế?
Nếu người đàn ông mà người cảnh sát đó đè xuống đường một cách không thương tiếc kia là người thân của họ, liệu họ có làm vậy không? Lương tâm của họ ở đâu? Hơn bao giờ hết, chúng ta nên cân nhắc đến ngôn ngữ của hành vi bạo loạn. Phải chăng vì họ không được lắng nghe và quan tâm đúng mực? Một người chết trong đau đớn và trong nổi căm hờn của rất rất nhiều người! Điều này sẽ dẫn đến bạo động. Nhiều cơ sở bổng dưng trở nên vật tế, bị đập phá. Sẽ có bao người bị xô sát, bị vạ lây bởi hành vi của người cảnh sát này?
Giá như có ai đó lắng nghe được nổi đau, tiếng cầu cứu của George Floyd. Giá như người ta đừng chỉ đứng nhìn. Giá như có ai đó can đảm lên tiếng sớm chút thì biết đâu sẽ không có chuyện hôm nay. Mọi người sống trong phập phồng lo sợ vì tình trạng bất ổn và không an toàn của hiện tại? Tại sao người cảnh sát đồng nghiệp lại có thể chỉ đứng nhìn mà không làm gì? Giá như có chút cảm thương, anh ta lên tiếng, “đừng đè lên ông ta nữa, hãy đưa về trạm cảnh sát.” Như vậy sẽ giải quyết được bao vấn đề. Sẽ không có người mất mạng. Người cảnh sát đó cũng sẽ không vì một phút nóng giận tức thời mà hối hận và nhận lãnh hậu quả cho việc mình làm.
Trong tâm tình cảm thương, tôi cầu nguyện cho George Floyd và người thân của anh. Tôi tin ở bên kia thế giới, anh George Floyd cũng không muốn nhìn thấy những người anh yêu thương ngày ngày phải sống trong sự đau khổ dằn vặt luôn tìm cách trả thù cho tội ác mà ai đó đã gây nên. Ước ao sự ra đi của anh có thể ngăn được những nạn phân biệt chủng tộc và cách đối xử bất công đối với các sắc dân. Nhưng tôi cho rằng hành vi đốt phá, phương hại đến những người vô tội. Lấy ác báo ác, "mắt đền mắt, răng đền răng" không phải là cách để giải quyết vấn đề. Có chăng chỉ làm cho việc càng thêm rối rắm và tệ hại hơn.
Mong rằng trong những phút giây thinh lặng, mọi người có thể bình tĩnh và nhìn lại lương tâm của mình. Nếu có điều gì đó, mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng nên làm cho người ta. Tin chắc chẳng ai muốn bị đối xử thô bạo bất công, vậy cớ gì mình lại làm vậy với người khác. Càng nên hiểu, không nên làm cớ cho người khác phạm tội. Nếu tất cả đều tuân giữ luật lệ, thì người người sẽ được bình bình an an mà vui sống. Cuối cùng, chẳng thể làm điều xấu với mục đích tốt được. Đã sai là sai thôi. Làm sai thì sẽ phải đối diện với hậu quả và nhận lãnh trách nhiệm cho những việc mình làm.
Cha ơi, có chút bâng khuân và cảm thương. Nhưng con thật chẳng biết làm gì ngoài việc dâng lên Người tất cả. Xin bình an của Người ở cùng chúng con.
Hèn Mọn, Jun 02/2020
תגובות