Người lữ hành_ Hành Hương Đất Thánh
- Trầm Hương
- May 15, 2020
- 49 min read
Updated: Jun 29, 2021
Lời ngõ Tôi chỉ đơn thuần khẩn cầu với Người, Thiên Chúa của tôi: Nếu cầm bút, là do thần khí Chúa dẫn con đi, từng bước mở cửa ân sủng, giúp con nhận rỏ hơn đâu là nguyên lý căn bản và mục đích sống của đời con.
Nếu như chia sẽ những kinh nghiệm thiêng liêng trên đường đi, giúp con có thể như Thánh Phaolo lớn tiếng “Nếu phải khoe khoang, thì tôi sẽ khoe khoang những yếu đuối của tôi” (2 Cr 11, 30).
Nếu như những dòng bút ký này được vinh hạnh trở thành công cụ mà Chúa muốn sử dụng để đem người khác đến với Người.
Xin Chúa cho con được tiếp tục. Bằng ngược lại, thì xin hãy lấy đi tất cả. Con thà chẳng có thì hơn.” Mỗi phút giây trong đời sống tôi phải “chiến đấu”. Phút giây này tôi khao khát có thể chiến đấu để được trở nên yếu mềm, bé nhỏ và trắng tay. Như chiếc bình trống có chổ để Thiên Chúa, Người nghệ nhân đầy lòng bao dung từ từ đổ mật ngọt ân sủng vào. Chỉ vậy, tôi mới thật sự đạt được hạnh phúc viên mãn.
Nếu muốn! Mời bạn đi cùng tôi. Biết đâu trong một khoảnh khắc nào đó, chúng ta có chung ý hướng. Có thể đồng sánh bước và nâng đỡ nhau trên hành trình tìm về lại nhà Cha của chúng ta.
Hèn Mọn- Nhật ký người hành hương- Tháng 6, 2019
Ngã lên
Leonard Cohen nói:” Chỗ nào ta bị đổ vỡ chính là nơi bắt đầu sự cứu chuộc cho ta. Mọi thứ đều có kẽ nứt, nhờ vậy mà ánh sáng lọt vào.” Vấp ngã là việc chẳng ai muốn. Phần lớn chân lý cuộc sống lại chỉ vén mỡ vầng quang qua những khoảnh khắc thất bại đau điếng.
***
“Ơ hay! Sao đầu hôm nằm bên dưới. Bây giờ lại ở đây?”
Bẻn lẽn mĩn cười con bé trả lời:” Con không biết tại sao con lại “té lên” giường của ba mẹ.”
Giọng nói trong như tiếng chim, ánh mắt long lanh tinh nghịch của con. Sao mà yêu quá đổi.
“Thông thường té xuống chứ có ai ngược đời té lên bao giờ.” Thầm nghĩ! Nhưng lại thấy hạnh phúc vô cùng vì sự có mặt của cô công chúa nhỏ bên cạnh.
Hôm nay nhân lúc suy tư chuẩn bị cho chuyến hành hương mong tìm gặp và nghe được tiếng Chúa. Hai từ “té lên” của con gái yêu hôm nào khiến tôi thấy lòng ấm nhiều. Vấp ngã để được bước “cao” hơn trong chiều kích thiêng liêng của nội tâm (mong được vậy).
Vài hôm nữa thôi, tôi sẽ lên đường quay lại Gierusalem. Lần này tôi đồng hành với nhiều người, có cả một nhóm anh chị em từng một thời gian nan bên nhau. Đặc biệt được cùng nhịp bước với hai người bạn già. Đã gần 30 năm rồi! Bao lần hờn giận? Mấy lúc muốn buông tay vì tâm tính và nhu cầu trong đời sống có phần khác nhau. Nhưng cho dù thế nào tôi vẫn tin trong lòng mỗi đứa đều có điểm chung để đến. Và đó là cầu nối để chúng tôi có thể duy trì được mối thân tình cho đến hôm nay. Chúng tôi có cùng tâm tình người lữ hành, cùng cố gắng trong khả năng để nâng đở và giúp nhau ngày một trở nên tốt lành hơn trên con đường về lại nhà Cha mình, quê trời.
Bị dằn co bởi ý tưởng: “Liệu có quá kiêu ngạo hay bị bịnh thành tích khi chia sẽ với mọi người cảm nghiệm thiêng liêng?” Tôi cuộn người trong cái ốc đảo của riêng mình. Nhưng khoảng một vài tuần gần đây, trong tôi, từ nơi sâu thẳm nhất, lại nghe tiếng vọng:
“Hãy đi! Và báo cho anh em về Thầy” (Matthew 28:10)
Cách đây hơn ba năm, tôi được hành hương Đất Thánh. Ngày ấy tôi chọn đi một mình, không quen biết ai trong nhóm hành hương. Tôi muốn có giờ riêng cầu nguyện và xin ơn để có thể làm tròn bổn phận của mình trong gia đình và với cộng đoàn, đặc biệt với các em trong lớp giáo lý mà tôi đang giúp lúc ấy. Tuy miệng bảo:
“Lạy Chúa, con sẽ vâng và làm theo ý Cha.”
Nhưng thú thật vẫn bị nghiêng về bên “Tôi muốn” nhiều hơn. Cuối cùng điều mà tôi mong mỏi đem đến cho các em đã được thành. Nhưng cũng phải đối diện với những cú ngã đau điếng. Qua đó tôi học hiểu được phần nào ý nghĩa của câu nói:
“Phải khôn ngoan như loài rắn và dịu dàng như bồ câu.”
Dù là việc của Chúa, tốt đẹp đó nhưng thẳng thừng quá, sẽ gặp nhiều ngăn trở. Chúa thật tuyệt vời! Mọi việc xảy đến với tôi đều có bàn tay sắp đặc của Người.
Ngày ấy bị “chê” không biết gì. Tôi nhất quyết ôm tập cầm bút lại (dù đã từng ao ước có dịp tìm hiểu về giáo lý công giáo một cách rỏ ràng hơn). Thêm vào đó cô bé chung phòng với tôi ở Đất Thánh tâm tình:
“Chuyến này về, em sẽ theo khóa học 3 năm kinh thánh”
Nghe thế, tôi càng có lý do bảo mình “Phải bắt chước.”
Ba năm trôi qua, thú thật là tôi bơi và chới với. Vốn liếng anh ngữ của tôi hạn hẹp. Sức khoẻ cũng có vấn đề. Lại phải đối diện với vấn nạn trong gia đình. Nhưng lạ lùng thay “Trong gian truân, tôi lại nhận ra mỗi ngày Thiên Chúa như người thợ gốm liên lũy không ngừng trong công việc tạo dựng. Và tôi, chính là chiếc bình sứ trong tay Người.” Chương trình của khoá gồm ba phần chia ra trong ba năm. Trong cái rủi có cái may, hai năm đầu, cộng đoàn có chút lộn xộn, nên không có mục vụ giảng dạy giáo lý và việt ngữ. Thế là tôi được dành trọn thời gian để chú tâm học. Nhưng thiệt khổ, tháng nào bài viết ra, gạch đỏ từ trên xuống dưới bởi lỗi chính tả quá nhiều có lúc muốn bỏ cuộc. Thêm vào có lúc hăng hái đâm tự mãn.
Một lần viết bài chia sẽ về “Hình ảnh của Thiên Chúa”. Là một giáo lý viên, dĩ nhiên tôi từng soạn bài và chia sẽ với các em về Thiên Chúa không ít lần. Thế nên, tôi tự cho mình chút thảnh thơi:
“Tháng này bài dể. Chắc là mình sẽ làm được tốt.”
Lần đó tôi bị điểm rất thấp, phải viết lại. Thái độ kiêu ngạo này khiến tôi vô cùng xấu hổ. Đồng lúc gặp cơ duyên, tôi theo các anh chị em trong nhóm Đồng hành, làm “Linh thao nhẹ nhàng” (Mỗi ngày cầu nguyện ít nhất nữa giờ. Mỗi tuần đến lắng nghe, học hỏi và chia sẽ tâm tình thiêng liêng với nhóm). Tôi không hiểu nổi, nhưng tôi tin chắc Chúa đang thay đổi tôi. Và chính vì vậy "Càng thẹn thùng mắc cở bởi lỗi phạm, tôi lại cảm nhận được một thứ tình thiêng liêng dần len lỏi vào bên trong nội tâm của mình.”
Khoảng thời gian này, tôi học phải biết nhẫn nại (khó vô cùng, vẫn phải chiến đấu từng phút giây), nhận rỏ thân phận mình ngu ngốc chẳng là gì nếu không có ơn Chúa. Vì thế tôi xin ơn “Lì lợm” để tiếp tục theo đuổi việc học. Bởi lẽ, trong quá trình tôi biết mỗi sự việc xảy đến, những điều được dạy dỗ đều là phương tiện mà Chúa dùng để giúp tôi từng bước mỡ những cánh cửa phía trước lần tìm đến gần với Người. Từ đó cho đến hôm nay, trước lúc đặc bút tôi luôn cúi mình xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng mở lòng trí và cầm tay tôi, để viết những gì Chúa muốn. Đồng thời, tôi luôn nhắc nhở bản thân về giới hạn và sự khờ khạo của mình. Mỗi lần làm bài tôi điều tham khảo ý và được nhiều người giúp đỡ.
“Mặc kệ có ai bảo mình ngu. Không biết thì hỏi. Được chỉ bảo sẽ bớt ngu chút. Vẫn hơn là giữ mặt mũi nhưng suốt đời ngu vẫn hoàn ngu”. Tôi nghĩ vậy!
Chương trình hoàn tất. Ai hỏi: “Học được gi?”
Tôi thật tình thưa: “Điều ăn sâu và ở lại trong lòng tôi là “Biết mình đần độn và chẳng làm được gì nếu không có Chúa. Tôi biết tôi cần Chúa.”
Bên cạnh đó, mỗi ngày tôi lại thấy cần đời sống cộng đoàn. Cần sự nâng đỡ lẫn nhau từ những người đồng ý hướng. Tôi hiểu dĩ nhiên sẽ gặp nhiều những việc không được hoàn toàn như ý. Nhưng tôi lại thấy có sự thay đổi. Không còn bực bội anh chị em nhiều, mà nếu có thì sau đó thật mau cảm nhận được tiếng Chúa đang dạy dỗ và dẫn mình đi từ những diến biến xảy ra xung quanh. Qua những buổi cầu nguyện nhóm, tôi cảm nhận được món quà của sự hiện diện và học được khá nhiều từ anh chị em. Biết tôi muốn tìm hiểu về đời sống nội tâm, chiêm niệm. Các anh chị lâu lâu lại giới thiệu cho tôi những quyển sách hoặc các diễn giả đạo đức. Tôi rất thích viết xuống sổ những câu nói hay của các văn sĩ đạo đức, như lời nhắc nhở cho chính mình.
Trở lại chuẩn bị cho chuyến hành hưong, lời dặn của Cha hướng dẫn tĩnh tâm trong bài viết “Mặc trời bão tố hoang dã sa mạc và linh đạo” của Linh mục Ron Rolheiser như giải toả tâm tư của tôi mỗi khi cầu nguyện theo phương pháp chiêm niệm, hình dung và dùng ngũ quan để cảm nhận sự hiện diện của Chúa.
Lần đi này, tháng sáu. Khí hậu chắc sẽ oi ả. Đường đi có thể gập ghềnh. Nhưng tôi xin được đối diện với thách đố này. Tôi không muốn chỉ ngồi trong phòng có máy lạnh, co mình dủi chân một cách thật thoải mái vì điều này quả là quá khác hẳn so với cái nóng nực, bụi bậm, mồ hôi quyện vào da thịt, rít chịt, mặt đỏ bừng, tánh khí bức súc. Tôi mong cảm nghiệm điều gì đó có tính xác thực hơn về cả hai, đường dài địa lý và tâm linh. Nhưng suy nghĩ đến những khao khát của mình, trong tôi lại cứ lại có tiếng nói lúc thật gần, lúc như thật xa. Tôi không hiểu, mơ mơ hồ hồ cảm nhận được là sẽ có những điều ngoài ý muốn xảy ra trên đường đi. Tuy không phải là người thích phiêu lưu mạo hiểm, nhưng trong lòng tôi như có một thúc giục thôi thúc rất lạ lùng khiến tôi vừa háo hức vừa lo sợ. Tôi bâng khuân nghĩ đến đâu là nguyên do của sầu khổ thiêng liêng mà thánh I-Nhã nhắc trong “Nguyên tắc phân biệt thần loại”.
Dù là thế nào đi nữa, tôi trân quý cơ hội ngàn vàng này. Vì hình dung vẫn không bằng cảm nhận. Tôi biết mình sẽ được đến nơi mà Anh Cả Giêsu ngày nào từng sống. Được bước lên thuyền chông chênh sóng nước có bóng hình các môn đệ, Thầy chí yêu ở cùng. Được ngắm nhìn bầu trời ngày nào Chúa ngắm. Được ngồi trên bờ hồ nơi Chúa từng chuẩn bị lữa, nướng sẳn cá và bánh chờ các môn đệ đến dùng bữa sau một ngày gian nan vất vả vật lộn với "sóng biển". Được chạm đến viên đá mà có thể ngày ấy Chúa gục mặt khóc đổ mồ hôi máu trước giờ chịu nạn. Được đến tận nơi mà đâu đâu cũng có bóng dáng của Người Cha hết mực yêu thương tôi. Như đứa con không muốn chỉ gọi điện thăm hỏi Mẹ. Nhưng chỉ cần là có thể, tôi muốn đến tận nơi ôm hôn Mẹ của mình và nói với Mẹ: “Con yêu Mẹ”.
Đặc biệt hơn 9 tháng nay tôi được may mắn bước vào hành trình “19 Annotation” tĩnh tâm. Đây là bài tập do Thánh I-Nhã thiết kế trong một khoảng thời gian dài để những người tham gia có thể duy trì các cam kết của họ với công việc và gia đình khi tìm kiếm Chúa trong sự cầu nguyện và thinh lặng. Tôi đang ở vào tuần lễ cuối cùng của chương trình. Tâm tình rất là phấn khởi và ấm lắm. Sau bao nhiêu ngày tháng kiên trì chống chọi với cám dỗ và khao khát có được mối tương quan thân thiết hơn với Người yêu Jesus. Rất hạnh phúc và vui biết bao tôi khoe với vị linh mục giúp khóa tĩnh tâm: “Chuyến hành hương này con chuẩn bị nhiều.”
Ai dè Ngài bảo: “Đi hành hương Đất Thánh là tìm gặp Chúa. Phải bám vào Kinh Thánh. Chị học là vì chị ước ao biết về Chúa và giáo lý công giáo. Chị tĩnh tâm là vì khao khát được kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện. Không dính líu gì đến chuyến hành hương. Phải xác định như vậy, để chị không phải buồn và thất vọng khi không nhận được ân sủng mà mình mong muốn. Hãy bám vào Kinh thánh. Chủ ý xin ơn khiêm nhượng. Nhận biết có sự hiện diện và bàn tay Chúa trong mỗi việc mà mình đang làm.”
Nhớ lại những xao xuyến trong lòng trước đó, tự hỏi: “Ba năm qua mình chuẩn bị khá nhiều. Thế nhưng cớ sao lại thấy như chưa làm gì cả. Còn thiếu điều gì?”
Lời khuyên của Cha linh hướng phần nào giải toả nghi vấn trong tôi. Tạ ơn Chúa. Trước khi lên đường, tôi đến với linh mục giúp khóa, xin được xưng tội với lịch sử đời mình. Sau đó, lòng tôi nhẹ nhõm và tinh thần hăng hái hơn khi nghĩ đến chuyến hành hương sắp đến.
Tôi biết không sao có thể đủ cho cuộc gặp gỡ tuyệt vời này. Nhưng tất cả đều là hành trang tôi đã được Thiên Chúa ưu ái chuẩn bị cùng với ước ao hợp tác của chính tôi. Càng tiếp cận với sự mong manh, thất bại, té ngã, không sao cựa quậy được tự nội tâm sâu thẳm nhất của mình. Tôi càng cảm nhận được sự nhẫn nại quá mức nhưng luôn ao ước có thể làm nhiều hơn vì yêu tôi của Thiên Chúa. Tôi sợ chứ. Ai mà ưa bị rày, bị mắng. Ai mà không run rẩy khi đối đầu với sóng gió. Tôi cũng vậy thôi. Nhưng tôi không muốn nhắm mắt hoàn toàn trao sinh mạng cho Chúa dẫn đường như một đứa trẻ nhỏ. Tôi mong có thể được mỡ mắt để nhìn thấy những khúc quanh co, những bóng mờ của dự tính, những hoang hãi. Để rồi càng thêm tín thác và nhận rỏ hơn mình là ai. Tôi mong được với tất cả tự do, trao đời mình cho Chúa, để Người làm đèn soi và là đường đi. Tôi mong được cùng với Người, Jesus của tôi, đạp lên và vượt qua những đoạn đời có đá sỏi ngăn lối. Tôi càng khao khát được cùng với Người sắp đặt những hòn đá đó lại cho đúng chổ của nó. Hầu mọi sự đều có cơ hội sử dụng hết giá trị được nhận lãnh. Tôi mong cho hoa nở sau mỗi bước chân đi qua. Xin cho được ơn luôn nhận biết “tất cả chỉ là phương tiện để con có thể tiếp cận và gần gũi với Chúa một cách rỏ rệt và thân mật hơn.”
Giêsu ơi! Con chuẩn bị hành lý lên đường nhe. Xin tiếp tục làm việc và biến đổi con theo ý của Người. Nếu phải qua thanh luyện, nung nấu, xin ban cho con ơn can đảm chấp nhận. Con luôn tin rằng “Chúa không bao giờ trao việc gì quá sức cho con. Con nghĩ gì, làm gì, đi đâu và gặp ai. Chúa biết rỏ (TV 139).
Xin hãy luôn đi bên cạnh con và xin cho con làm mọi sự chỉ với một mục đích “Vì yêu mến Cha”.
Trên đường đi
Cảm nhận trong lúc cầu nguyện quả có sức mạnh làm tôi càng tin nhiều hơn vào sự sắp đặc của Thiên Chúa.
Ngày 1 tháng 6 năm 2019, tôi cùng nhóm đến phi trường. Cả đêm trước đó nôn nao không tài nào chợp mắt, nên lừ đừ. Biết mình sẽ ngớ ngẩn có thể làm mất sơi chuổi (rosary), tôi đeo luôn vào cổ. Đến cổng kiểm tra, họ bắt tháo ra. Thay vì cứ như những món linh tinh khác, cứ bỏ đại vào hộp đựng đồ thì đâu có chuyện. Đằng này, vì chuổi tràng hạt có giá trị kỷ niệm khá sâu sắc (tôi cố tình mang đến để dâng Mẹ Maria tại Cana). Sợ mất đi sự kính trọng, nên tôi đặc vào túi nhỏ bên ngoài ba lô xách tay của mình. Qua nơi kiểm soát, đi được 5 phút, tôi lần tìm chuổi hạt, có ý muốn đeo vào cổ. Nhưng chuổi hạt không cánh mà bay. Nhân viên an ninh chạy hai ba nơi tìm hộ, cũng không thấy.
Tôi ước gì có phép lạ xảy ra : “Mong Mẹ đem chuổi hạt về lại cho con.”
***
Lên máy bay, tôi thầm mong được ngồi ghế bên ngoài để tiện đứng lên vì lưng bị đau. Nhưng không được như ý. Chỗ tôi ngồi ngay cửa sổ, bên cạnh hai anh chàng to lớn. Buồn chút, nhưng thôi kệ. Tự an ủi: "Nếu ai cũng đòi cho bằng được theo ý thích thì sẽ ra sao?"
Có lúc tôi muốn khiều họ, để bước ra đứng bên ngoài. Nhưng hai anh chàng ngủ say quá. Tôi đành phải quỳ trên ghế của mình để lưng có thể được thẳng và bớt đau.
“Nếu chẳng thay đổi được, bằng lòng thôi.”
Đúng như Cha già thân yêu của đoàn TNTT chia sẽ trong cuốn "Kẻ đi tìm": "Không có sự nhẫn nhịn nào mà không sanh hoa quả". Nhờ ngồi bên trong mà tôi có cơ hội ngắm nhìn vũ trụ quá tuyệt vời mà Thiên Chúa đã tạo dựng. Từ cửa sổ máy bay nhìn ra, màn đêm dầy đặc. Thiên Chúa, người nghệ nhân cứ mỗi giây lại cầm bút điểm vài nét lên bức tranh vũ trụ. Bên kia lằn ranh giữa màn đêm đang phủ trùm mặt đất, là bầu trời như dãi lụa huyền bí chói loà từng chút đẩy lùi bóng tối theo cùng với ánh mặt trời đang từ từ ló dạng. Lần đầu tiên tôi chiêm ngưỡng nét đẹp lộng lẫy của mặt trời màu hồng xác pháo. Màu áo của các cô dâu ngày cưới. Mặt trời như ánh đèn pha thật to tròn sáng phủ trùm lấy mặt đất còn chìm trong bóng đêm. Viền xung quanh mặt trời là một vầng sáng hồng nhạt hơn một chút xíu so với màu của mặt trời. Lại còn có cả những dãi mây màu hồng lúc nhạt lúc đậm lượn theo bên ngoài cuộn tròn theo chiều kim đồng hồ quanh mặt trời. Khi ngắm đến đây tôi nghĩ đến cảnh mặt trời múa khi Đức Mẹ hiện ra ở Bồ Đào Nha hơn một trăm năm trước cho ba trẻ và hàng vạn người có mặt khi đó. Có lúc tôi hốt hoảng vì cảm tưởng như mặt trời đang tiến gần về phía mình. Tôi nín thở, vừa sợ vừa tán tạ sự hùng vĩ quá đổi ấy. Nhưng thú thật tôi rất tò mò, mong xem mặt trời sẽ tiến gần đến cở nào từ tầm mắt của mình.
Lời văn của linh mục Ron Rolheiser: " Càng đi sâu vào các mối quan hệ và cầu nguyện, chúng ta càng trở nên do dự về bản thân mình, và đây là khởi đầu của trưởng thành" khiến tôi phân vân.
"Thiên Chúa quá huyền nhiệm và uy quyền. Người thường sao có thể nhìn thấy được Người cho thấu”.
Tôi không biết mình đã trưởng thành được bao nhiêu, nhưng thật tình có lúc tôi hoang mang khi hình dung và dùng ngũ quan trong lúc cầu nguyện để tìm gặp Chúa.
Dĩ nhiên có lúc lòng rộn rã vui sướng vì cảm nhận được hơi thở, tiếng nói, mùi vị và những động chạm trong lúc cầu nguyện. Thế nhưng có lúc lại trăn trở vì dù cố thế nào vẫn chẳng thể hình dung được hình ảnh Thiên Chúa.
Lắm lúc tôi thấy hình như là tôi đang dẫn mình đi vào thế giới có Chúa và các nhân vật trong các đoạn tin mừng mà tôi suy niệm. Điều này không thể được. Tôi phải thinh lặng và để cho Chúa dẫn mình đi. Thế là tôi lại cố kiềm chế những tư tưởng và không cố gắng hình dung nữa. Tôi biết có được những xúc cảm khi cầu nguyện cần lắm nhưng chỉ là bước đầu để giúp tôi đi xa hơn. Hình dung và tưởng tượng không là thật. Phải là sự hiện diện thật sự của Chúa mới đúng. Nhưng Chúa thì làm sao có thể nhìn thấy được. Phải chăng đây chính là ý nghĩa của "bóng đêm tâm linh" mà Mẹ Têresa Calcuta nhắc đến khi Mẹ còn sống?
"Kệ, chuyện này to lớn quá, con chưa đủ sức để nghĩ đến. Tạm gác một bên. Khi nào đến lúc, Chúa sẽ có an bài. Bây giờ thưởng thức sự hiện diện của Thiên Chúa cái đã." Tôi nghĩ vậy.
Vũ trụ tuyệt vời quá, chắc chắn bàn tay phàm nhân không thể làm được. Không thể không tin có Thiên Chúa, có bàn tay của Đấng tạo hóa làm nên. Một nhà văn linh mục đã diễn tả:
“Thiên Chúa như người nghệ nhân. Mà đã là nghệ nhân thì chắc chắn sẽ đam mê say sưa với cái đẹp và trân quý công trình mình làm ra. Vì lẽ đó, nơi người nghệ nhân, không có sự hủy diệt, càng không có sự ác. Chúng ta cũng được mời gọi trở thành nghệ nhân trong khả năng thượng đế cho phép. Chỉ có vậy, thi mới mong ngày một hoàn hảo. Nếu không sẽ trở thành quỷ.”
Trở thành một nghệ nhân ư? Điều này to lớn quá, Chúa muốn gì? Con có nên bắt đầu mơ giấc mơ này không? Tạ ơn công trình Cha đã tạo dựng và cho con được thụ hưởng. Đâu đâu con cũng nhìn thấy bàn tay Cha. Quá huyền nhiệm, siêu vời và cuốn hút một cách vô cùng vô tận, không bút mực nào có thể diển tả cho thấu. Thinh lặng để chiêm ngắm, để cảm nhận sự hiện hữu của Cha. Hai tay con chỉ biết đưa ra đón lấy món quà của tạo hóa với lòng biết ơn tình của Cha dành cho con mà thôi.
***
Còn 20 phút nữa là đến phi trường Tel Avi, tôi biết là không còn cơ hội tìm lại chuổi hạt nữa. Mất thật rồi ư? Thoáng man mác buồn!
Không hiểu sao lúc này câu nói của Cha già: "Trong cuộc sống nhiều khi cổng đời không khóa, chỉ vì người ta không đẩy thử mà thôi", khiến tôi suy tư.
Chúa ơi, Người muốn nói gì với con qua việc này? Dù sao thì con cũng xin trao trong tay Cha qua lời cầu bầu của Me Maria. Con sẽ chờ, ngay cả chẳng hiểu rỏ điều gì sẽ đến.
Lòng con có điều gì đó thật mơ hồ mông lung. Sao con cứ như một kẻ si khở ngu ngốc trống rổng thế này? Con chẳng hiểu. Mà làm sao có thể hiểu nổi Cha cho được chứ. Con chọn cứ bước tới. Chờ!
Đặc chân đến Gierusalem. Trời nóng khiến người mệt mỏi. Đường phố hôm nay đâu đâu cũng dầy đặc người và lính với súng ống sẳn sàng. Sau cổng săt khuôn viên nhà dòng là một thế giới thật an bình. Các Cha bảo: “Hôm nay ngày lễ. Không nên ra đường, nguy hiểm.”
Tôi lại không có chút cảm súc nào. Cứ y như người bịnh đang trong thời gian trị liệu, phải uống thuốc vậy. Được đứng ngay trên vùng đất mà ngày nào bóng Chúa in đậm, cùng với những lời dạy dỗ của Người một thời “cuộn sóng” trong lòng dân chúng.
Lời Cha già nhắc: “Mỗi người phải tìm cho mình một lối đi. Một hy vọng.”
Tôi chẳng hiểu câu nói này có liên quan gì với suy tư khi đọc lại đoạn tin mừng “Chúa Thăng Thiên” hôm nay. Chỉ giản dị biết đó là điều mà tôi cần cho chuyến đi này. Như muôn vạn người khác, bên cạnh những lúc thăng hoa tràn ngập nụ cười và hạnh phúc, cũng có những khoảnh khắc gian truân, chơi vơi. Có lúc tôi cảm như mình đã rơi xuống tận đáy tưởng chừng chẳng còn gì. Thì kỳ diệu thay, chính giây phút ấy, có tiếng nói thật mạnh mẽ lại vang lên ủi an, đỡ nâng và thêm sức cho tôi. Thiên Chúa! Người nghệ nhân đầy lòng bao dung và yêu thương, luôn làm việc trong tôi không ngưng nghĩ. Bàn tay Người lúc nhào nắn, lúc ngồi yên ngắm nhìn mĩn cười, khi lại bỏ tôi vào lò nung nóng bỏng khiến tôi đau điếng òa khóc. Người lại tiếp tục tưới nước lên toàn thân tôi, xoa dịu vết đau và ôm tôi vào lòng. Những gì tôi có hôm nay, cả bản thân tôi đều là món quà được Thiên Chúa ban cho. Tôi biết ơn Người và "tham lam" vòng tay ấm áp từ nơi Người mỗi ngày càng nhiều hơn. Chính vì lẽ đó, sau chuyến hành hương đầu tiên, trong tôi luôn có một thôi thúc lạ lùng đó là được có cơ hội quay lại Jerusalem. Một khát khao của đứa con tìm về nơi mà ngày nào Chúa từng sống, từng đi qua; Không muốn chỉ đơn thuần ở một nơi thật xa hình dung bóng dáng Cha yêu dấu của mình. Như đứa con thèm mong được cảm nhận giây phút động chạm, được ngồi cùng bàn, được đi bên cạnh Cha dọc biển hồ, nghe Cha day dỗ; được òa khóc vì biết mình được yêu.
Không một mối dây liên hệ nào mà không có nối kết của sự hiểu biết về nhau. Nếu không biết làm sao hiểu và có thể đi theo. Mà để có thể biết về Giêsu, người Cha, người Thầy, người Anh Cả và người Bạn của tôi nhiều hơn, cách duy nhất chỉ có thể bám vào kinh thánh. Khả năng tôi có hạn, khờ khạo, càng tìm càng thấy mình lạc vào mê cung của một thế giới quá mênh mông, quá huyền diệu. Như cô bé lọ lem được mời đến cung điện của Hoàng tử. Người quá sang trọng, quá uy quyền. Ý của Người lại quá bao la, tôi chẳng sao hiểu nổi, càng thấy mình bé nhỏ, chẳng xứng với Người.
Tôi sợ! Bị giằng co giữa cảm giác đau đầu muốn bỏ chạy vì thân phận thấp hèn và lỗi phạm. Nhưng bên kia lại bắt gặp ánh mắt thiết tha mời gọi và chờ đợi. Lòng tôi lại càng không muốn mất và mong được nắm chặt lấy mối tình tuyệt vời này với Người, Giesu của tôi.
Một điều gì đó thoáng qua như nhắc nhở tôi đừng kiêu ngạo tự cho mình đã chuẩn bị đầy đủ. Linh tính báo cho biết, Giesu sẽ hướng tôi cách khác theo ý của Người.
Quả thật vậy, thiết tưởng tôi phải có một tâm trạng rộn rã đầy cảm súc khi được lần nữa quay lại Jerusalem. Thế nhưng trong tôi hoàn toàn trống rổng khi đặc chân đến Đất thánh. Có lúc tôi hỏi Chúa:"Lý ra con phải có những xúc cảm khác chứ, sao lòng lại cứ như chiếc bình trống chẳng có gì trong đó."
Mấy năm gần đây, Cha già vẫn luôn nhắc nhở: "Hãy bám vào Mẹ Maria".
Vì thế tôi lại càng kiên trì nắm lấy chuỗi Mân côi và xin Mẹ đi cùng. Tin chắc với lời cầu thay nguyện giúp của Mẹ, rất nhiều lần, gần như là mỗi ngày trong chuyến hành hương này, tôi đều nghe được lời thì thầm:
"Chỉ khi nào con buông xuống tất cả, hoàn toàn không kiêu ngạo tự cho là mình đã chuẩn bị chu đáo; hoàn toàn nhào vào lòng của Cha và trao tất cả cho Cha; hoàn toàn không có gì thuộc về mình. Khi ấy, Cha mới có thể từng chút từng chút rót ân sủng xuống đời con."
Đúng là có lúc tôi thoáng lo lắng. Nhưng tạ ơn Chúa, như đứa con biết mình được yêu, lòng tôi an yên. Phải Nhẫn nại CHỜ thôi. Cho dù Người không cho tôi có được những súc cảm như ước ao. Tôi vẫn tin rằng điều đó là tốt nhất với tôi trong lúc này. Để cho Người làm việc. Tôi đi ngủ một giấc ngon lành.
Ngôi mộ trống
Quyết định đến trước một hai ngày vì muốn có giờ để chuẩn bị tâm tình. Việc đầu tiên là tôi đến viếng mộ Chúa. Suốt cả giờ xếp hàng chờ đợi, tôi tự hỏi: "Lý do gì mà tôi phải đến đây? Đây chỉ là ngôi mộ trống. Chúa không có trong đó."
Nhưng tôi hiểu nếu không có ngôi mộ này, làm gì có sự sống lại, làm gì có hy vọng cho những kẻ đã từng chết đi được hồi sinh. Hình ảnh Maria Mađalêna hối hả sớm tinh mơ, trời còn tối đã chạy đến mộ Thầy, sao dường như thật thân quen.
Bà ta cũng như tôi lúc này:"Chẳng biết làm gì? Mà có thể làm được gì chứ?”
Mọi hành động được dẫn đi theo tiếng thôi thúc của con tim "muốn đến và ngồi bên cạnh Thầy". Chỉ thế thôi!
Gục đầu trên tấm bia đặc xác Chúa ngày nào, khẻ thầm:"Lạy Chúa, con đến với Người đây. Người muốn con thế nào, xin hãy làm cho con."
Không đầy 2 phút một Cha dòng Phanxico lên tiếng đuổi ra, nhường cho người khác vào. Tôi quyết định tìm một góc nhỏ bên ngoài, nơi có thể nhìn vào trong chánh điện. Mắt mở to với hy vọng có thể hình dung được bóng dáng cùng với giọng nói êm ái từ bên ngoài cửa mộ, của Chúa Giesu gọi vang vọng vào bên trong cõi lòng của chính bản thân tôi. Lẫn lộn trong dáng dấp của Maria Mađalêna đang loay hoay hốt hoảng trong mộ tối, xung quanh ồn ào quá, tôi không tập trung được. Tôi xin Chúa mở mắt tâm linh và dẫn tôi đến với Người.
“Hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em” (Ga 20,17). Lời nói này sao lại vang trong tâm trí tôi lúc này?
Suy tư đến đây, tôi quyết định xếp hàng quay vào mộ Chúa lần nữa. Tôi mong được ngồi từ bên trong nhìn ra thấy Chúa, nghe tiếng Người. Và cũng như Maria Mađalêna có thể chạy ra khỏi mộ với lòng hoan hỉ và hạnh phúc. Ước vậy, nhưng tôi vẫn thầm xin:"Chúa ơi, lòng con là thế. Nhưng con sẽ chờ. Chờ cho đến lúc Chúa muốn. Con biết con cần buông xuống tất cả những ý của riêng mình. Chỉ có vậy mới có chỗ cho Chúa làm trong con."
Lần này không quá đông, chỉ trong nữa giờ là tôi có thể vào được bên trong. Trước khi bước vào, tôi thấy Cha dòng Phanxico đang nói chuyện với một người bên ngoài. Gục đầu trên tấm bia, cái lạnh của đá làm tôi thoải mái lạ lẫm. Phút giây ấy, tôi chẳng muốn lảm nhảm gì cả. Đơn giản chỉ gục đầu thinh lặng, sụp lạy trước mộ Chúa, để cảm tạ tình của Người Cha dành cho tôi mà thôi. Tôi ở trong đó chừng 1 phút và đứng lên nhường chỗ cho người khác. Nhìn quanh không thấy Cha dòng Phanxico (có lẽ ông ta bận nói chuyện). Tôi len lẽn nép mình một góc trong gian nhà nguyện bên ngoài (nơi dùng để ướp xác trước khi đưa vào bên trong mộ). Tại đây có một bàn thờ nhỏ cao độ ngang thắt lưng của tôi. Bàn thờ này có giữ lại một phần của viên đá lấp mộ Chúa. Từ nơi ấy, tôi quỳ nhìn vào trong, lại chơi vơi tự hỏi: “Chúa không có trong đó. Đến để làm gì?”
Nhưng tôi tin nếu Chúa muốn, Người sẽ cho tôi gặp. Thinh lặng bên cạnh Maria Mađalêna của 2000 năm trước, từ bên trong bóng tối của ngôi mộ buồn bả, chán nản, sợ hãi nhìn ra bên ngoài. Tôi hình dung:“Thấy vầng hào quang chói lọi và nghe được giọng nói ấm áp của Thầy Giesu. Chúng tôi dùng hết sức để bước ra ngoài, nhưng yếu sức quá. Chợt như có luồn gió mạnh cuốn cả hai chúng tôi ra khỏi ngôi mộ. Trái đất như dừng quay, tim như dừng đập. Cho đến khi chân chạm được đến đất bên ngoài đầy ánh sáng, chúng tôi mới định thần. Lòng tôi hớn hở vui tươi như người được tặng quà quý giá.”
Lúc ở nhà, có một thôi thúc bảo tôi: "Hãy bắt đầu từ ngôi mộ trống". Khi đó tôi chỉ hành động theo lời chỉ bảo từ bên trong của mình, nhưng không hiểu. Mãi cho đến mấy ngày sau, khi thật sự vào chuyến hành hương. Đươc Cha già linh hướng dặn đi dặn lại mấy lần "hãy đọc đoạn Thánh vịnh 88". Càng đọc, càng mông lung với những tiếng ai oán, than trách. Tôi chẳng hiểu Chúa muốn nói gì với mình qua đoạn Thánh Vịnh này qua sự hướng dẫn của Cha già linh hướng? Lần nữa, tôi lại nghe được tiếng thì thầm: "Hãy bắt đầu từ ngôi mộ của Ta" để có thể tìm được câu trả lời cho những tiếng ai oán: "Trong mồ mả, ai nói về tình thương của Chúa ? Cõi âm ty, ai kể lại lòng thành tín của Ngài ?" (TV 88:12)
Những ngày cuối của chuyến hành hương, cùng với anh chị em trong đoàn bước vào mộ Chúa, thiết nghĩ tôi sẽ có muôn ngàn câu để nói với Jesus. Thế nhưng từ lúc bước vào cho đến khi rời khỏi mộ Chúa, chỉ một câu duy nhất tôi nói với Người: "Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được yêu Người hết lòng và với cả toàn thân con."
Tôi chẳng còn nhớ là đã nói như thế trong đầu bao nhiêu lần. Chợt đúng ngay đến lúc nhóm của tôi được chui mình vào bên trong mộ (đó là lần thứ ba), thì đột nhiên có người chen chân và nhẹ nhàng lên tiếng “xin nhường cho vào”. Người phụ nữ đó tôi biết không được khoẻ lắm. cảm thông với ước ao của chị. Tôi sẳn lòng và rất hạnh phúc được nhường cơ hội vào bên trong mộ cho chị. Chính giây phút ấy, cả người tôi run lên và òa khóc. Hình như có giọt nước đang nhẹ nhàng thấm vào trong lòng chiếc bình trống. Giúp tôi từng giây, từng giây mở ra bức màn, nhìn sâu hơn phía sau những khốn cùng đớn đau trên con đường chịu nạn của Chúa. Câu trả lời đơn giản vì Người là Cha. Người Cha hết mực thương con. Và vì YÊU, con mình, Người sẳn lòng đón lấy mọi khổ hình thay cho con.
Biển hồ Galilea
Biển hồ hôm nay thật êm ả với những đợt sóng nhẹ cuốn mình theo dòng sông, xanh màu ngọc bích. Chợt phì cười với ý nghĩ: “Yên ấm thế này, cá chắc là rút sâu xuống lòng biển ngủ rồi. Có lẽ vậy mà ngày ấy các tông đồ chẳng lưới được con nào dù vất vả cả đêm”.
Tại sao Cha già lại bắt đầu với hình ảnh: “Chúa Giesu đứng trên bờ trông ra biển? Biết thừa các ông suốt đêm quần quật mà chẳng có thu hoạch. Vì lẽ gì lại bảo các tông đồ: “Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền.” Chẳng phải là Người đã chuẩn bị sẳn than củi, nướng sẳn cá và bánh chờ các ông lên bờ cùng ăn sao? Thật tình là càng ngày tôi càng thấy theo Chúa "nhức đầu" lắm lắm. Mỗi nấc thang đến gần Người, càng lại thấy mênh mông và đầy thách thức. Nghĩ về Giêsu, trong tôi có hai ý nghĩ luôn đi song đôi. Đó là, không thể mãi là đứa trẻ để bám vào Người mà vòi vĩnh và ý nghĩa của món quà "Kính sợ Thiên Chúa.
Đi dọc trên bờ, tôi nghe được tiếng khúc khích cười, sự quan tâm đến nhau của chị em. Mọi người tôn trọng khoảng lặng riêng tư của nhau nhưng cũng cẩn trọng để ý không để ai bị bỏ rơi, đơn độc. Tôi nghĩ đến cả nhóm tông đồ ngày nào cũng nơi này đang ủ rũ, chới với không biết và cũng chẳng biết phải bắt đầu thế nào vì: “Thầy chết rồi! Chấm hết ư?”
Đôi khi trong đời có những lúc hoàn toàn bất lực. Chẳng ai có thể giúp được. Dừng lại tí để biết mình đang mất phương hướng. Cho phép mình tạm quên bổn phận để được sống thật với bản chất con người của mình. Tốt thôi. Bởi lẽ tôn giáo và cả những nhà tâm lý cũng chẳng giúp được gì. Các mớ lý thuyết dạy lý lẽ sống khi ấy càng khiến người bực bội, thêm rối ren. Thời gian sẽ xoa mờ tất cả. Ngủ một giấc ngày mai mặt trời lại lên cao. Lại có thể tiếp tục hành trình. Nhưng vấn đề ở đây là cần bao nhiêu thời gian? Một ngày? Hai ngày? Một năm hay cả đời chìm lĩm trong vùng xoáy nghiệt ngã đó. Lý lẽ rất đơn giản, ngồi lâu quá sẽ khó mà đứng lên được. Phải chăng vì vậy mà hành động đứng lên "Tôi đi đánh cá đây" của Phero ngày nào thật cần thiết vô cùng.
Biết Cha linh hướng đã lâu, ý Ngài thâm sâu. Tôi không dám đoán. Với Thiên Chúa càng mầu nhiệm bát ngát khôn lường. Tôi chẳng hiểu thấu. Chỉ là “trời lạnh sau một đêm ngoài biển, giờ được có người đốt sẳn bếp lữa, được sưởi ấm, lại được ăn uống”. Tôi biết mình được yêu. Dù chẳng xứng đáng, nếu không nói là rất đáng bị phạt, nhưng Chúa vẫn yêu tôi. Người tỉ mỉ, chăm sóc tôi trong mọi phương diện. Cảm nhận được tình yêu này, tôi càng hiểu các tông đồ tại sao lai “ngay tức thời bỏ lại tất cả mà theo Thầy” khi được gọi.
Đã đến lúc rời bến bờ. Cha già linh hướng bảo chúng tôi lên thuyền. Hình như không hợp lý cho lắm.
“Há chẳng phải nên là: “Gọi các môn đệ đi theo mình trước. Sau đó thấy các ông vất vả cố hết sức mà chẳng thu hoạch được gì thì mới lên tiếng giúp sao?”
Tôi có ý muốn nói: Tại sao Cha không đưa chúng tôi lên thuyền trước (như các tông đồ bỏ lại mọi sự bước theo Chúa). Sau đó quay lại bờ để cảm nhận được tâm tình của các môn đệ khi được Thầy chăm sóc, lo lắng chuẩn bị bửa ăn cho sau một đêm cực khổ.
Tôi tự tán nhẹ vào má mình một cái:"Con khờ. Cha bảo sao thì cứ làm vậy. Khéo lắm câu hỏi."
Mọi sự đều có lý lẽ riêng. Chắc chắn là việc xảy ra như thế là điều tốt nhất và cần cho tôi trong lúc này.
Khi cùng cả đoàn lên thuyền ra khơi, những gợi ý suy niệm của Cha già linh hướng lần nữa giúp tôi nhận ra "Vá lưới nhiều năm không còn là việc của tôi. Tôi có tiếng gọi khác và hướng đi khác. Việc cần là phải xin ơn khôn ngoan để có thể ý nhị nắm bắt được thánh ý Chúa qua những gặp gỡ trong đời. Cái này khó quá, con cần ơn Chúa hơn bao giờ hết."
Trong cuộc sống, tôi khá là kiêu ngạo. Rất ngại để ai nhìn thấy mặt yếu đuối thất bại của mình. Nhưng đây là lần đầu tiên sau rất nhiều năm, tôi ôm chầm bé Amy, người con thiêng liêng, buông xuống mặt mũi, cởi bỏ bộ mặt được “trang điểm biến hình” của mình, để được làm chính mình. Tôi đã khóc trên vai cô bé và xin con "Hãy cầu nguyện cho Má H".
Biết ơn vì được yêu thương. Nhờ đó sẽ giúp mình cẩn trọng hơn trong mọi việc vì "sợ" sẽ làm người mình kính trọng yêu quý đau lòng. Thiên Chúa, quả là quá nuông chìu con. Tạ ơn Chúa.
Matthew! Anh là ai
Tôi đang đi đứng tại biển hồ Galilea. Hương gió, mặt biển gơn sóng, ánh nắng gay gắt. Cảm giác gần hơn, như được sống lại một thời mà tiếng gọi của Thầy Giêsu đã biến đổi đời của những ai dám “từ bỏ” chính mình để theo Người.
Hình ảnh Matthew dựa vào bối cảnh lịch sử và những chú giải trong Kinh thánh:“Một người thu thuế. Một tên làm việc cho chính quyền Roma, kẻ thù của dân Do Thái. Một kẻ tham lam ‘rút máu” của dân tộc mình, thu thêm tiền của người dân để bỏ riêng vào túi. Một thằng đáng ghét mà chẳng ai muốn có bất cứ một liên hệ gì với.”
Eo ơi, có điều gì đó cô đơn đến rợn người.
-“Matthew! Ông có vui không? Ông chọn sống thế ư? Ông nghĩ gì?”
-“Tôi không muốn vậy. Nhưng tôi là chủ gia đình. Tôi cần tiền để chu cấp cho người thân của mình.”
-“Nhưng ông được trả lương mà, hà tất phải lấy thêm?”
-“Sao biết tôi thu quá mức? Hồi nào?”
-“Người ta bảo thế. Mà không phải vậy sao?”
-“Xã hội mà, mình không làm người khác cũng làm. Tôi dùng tiền để giúp người khác. Tôi có lý khi làm vậy”
Cũng biển hồ hôm nay, có lẽ rất nhiều lần từ xa Chúa Giesu đã để mắt đến Matthew. Người nhìn thấy ánh mắt cô đơn, cái nhìn xa xăm của Matthew. Người cảm được cái se lạnh, bị đẩy ra khỏi nhịp sống, của kẻ bị quay lưng. Chúa hiểu nổi day dứt và đồng thời biết được bên trong nội tâm của Matthew đang gơn sóng. Ông ta đang chiến đấu với hai tiếng gọi mà xem chừng ra bên nào ông cũng muốn nắm giữ. Nhưng dù thế nào thì mọi quyết định vẫn là từ Matthew.
Ông có muốn đổi đời không? Có muốn từ bỏ những vinh quang đang có không? Tuỳ ở ông.
Chẳng biết đã bao lâu, mấy lần ánh mắt của Matthew chạm vào mắt Chúa? Chợt một hôm, Người bước đến gần và khi đủ để tiếng nói của mình khiến ông bừng tĩnh. Người lên tiếng:
“Matthew hãy theo Thầy!”
Biển luôn mang lại cho tôi nhiều cảm súc của yêu thương, đặc biệt khi nghĩ về Thầy Giêsu. Từ bờ nhìn ra khơi, ánh mắt Người biểu lộ sự quan tâm chăm sóc; nhìn vô trong thành đô nơi đông đúc dân chúng cũng là từ tâm xuyên thấu chiều dài nội tâm của từng người.
Nhìn lại hành động đứng phất dậy, bước chân vội vã theo tiếng gọi. Tôi thấy Matthew đã cảm được một tình thương vô bờ bến sau nhiều ngày thinh lặng “trò chuyện” với Thầy Giesu.
Lặng một chút giữa những xúc cảm này, tôi thấy chính mình trong nổi khát khao đổi đời nhưng vẫn phân vân vì muôn ngàn trói buộc của một thế lực ngược lại với những gì Giesu dạy.
“Buông xuống thôi. Tôi không muốn là kẻ ở trong mơ, phải thay đổi để biến giấc mơ của mình thành sự thật.”
Con đường theo Người có nắng mưa, những mời gọi, thăng trầm luôn làm con dao động. Xin giúp và thêm sức để con có thể can đảm bước theo Người. Có Người bên cạnh không có nghĩa là những hệ luỵ, gian khó sẽ được cất nhắc. Nhưng con tin chỉ cần có Người ở cùng, con sẽ đủ sức bước qua và tiến về phía trước. Con không muốn đời ủ rũ, mãi là bản tình ca mơ hồ. Mỗi giây phút trong đời, con cần phải biết trân quý, sống xứng đáng với tình yêu và lòng bao dung của Người.
Biển hồ phút giây này êm ả quá. Từng bước từng bước con đi bên Người. Giesu của con.
Giesu là thật. He is REAL! Ngay cả một đứa trẻ cũng nhận ra. Điều quan trọng hôm nay không phải là than khóc vì lỗi phạm. Càng không nên ngớ ngẫn tự hỏi “tôi có nghe tiếng gọi của Người”, mà là tôi có dám thay đổi, dám buông xuống, dám từ bỏ, dám đứng phất dậy mà lên đường theo Người hay không?
Lựa chọn thế nào? Mãi mãi vẫn là thách đố của mỗi người. Cho dù quyết định rồi, vẫn phải tiếp tục chiến đấu để có thể đi trọn con đường đã chọn. Đến cuối cùng trận chiến này ta đứng về bên nào? Tuỳ ở tự do lựa chọn của mỗi người, của chính tôi.
Như lời vị linh mục trẻ hôm nào trong Thánh lễ Misa buổi sớm mai: “Đừng để đời mình mãi chỉ là những giấc mơ chưa trọn. Hãy biến nó thành hành động.”
Mong “Cửa” được mỡ
Hôm nay người ta xây cầu để nối liền giao thông và tình liên đới giữa người với người. Nhưng hình như quá ít so với những bức tường. Tôi hiểu có nhiều lý do mà hầu như điều nào cũng xem ra có lý. Xây tường để ngăn trộm cướp; phòng thủ không muốn ai bước vào thế giới của riêng mình; bảo vệ quyền lợi và tài sản thuộc về mình. “Cầu nối” và “Bức tường” như hai trận tuyến đối đầu với nhau.
Cuộc sống là vậy, không có gì hoàn hảo. Luôn có lằn ranh của màu xám ở giữa. Tạ ơn Chúa, về một khía cạnh nào đó, vẫn còn tia hy vọng phía sau “cánh cửa”. Ba năm trước, khi đến Đất Thánh, tôi từng thao thức: “Ước gì các giáo sĩ chính thống giáo đừng quá khắc khe. Mở hé cửa phía bên kia để chúng tôi có thể nhẹ nhàng bước xuống chầu chực bên hang đá nơi Chúa sanh ra. Đâu có ảnh hưởng gì đến quyền lợi hay ồn ào giờ dâng lễ của họ.”
Ba năm sau quay lại, chúng tôi vẫn ngồi thinh lặng bên ngoài cánh cửa đóng chặt. CHỜ! Chờ cho đến khi đến giờ của người công giáo thì mới được vào.
Chúa ơi, có lẽ Người buồn lắm. Đứa nào cũng là con. Đứa nào cũng thương Chúa. Đứa nào cũng muốn được phủ phục bên Cha để thờ lạy và tạ ơn. Nhưng những phân tranh. Những sợ hãi bị mất đi quyền lợi và tài sản thuộc về mình, mà chúng con, những người anh em lý ra nên yêu thương nhau, lại đóng sầm cửa lại. Nhiều lúc thấy ngao ngán nhưng thật:
“Thiên Chúa, Cha yêu dấu đã trở thành tài sản thuộc về quyền sở hữu của chúng con. Giờ nào chúng con ngồi ăn đồng bàn với Cha. Khi nào chúng con phủ phục thờ lạy Cha... tất cả không do Cha quyết đinh, mà là chúng con. Cha không còn là chủ nhà nữa. Cha bị trở thành tải sản để con cái giành giựt. Chỉ vì yêu Cha và muốn có Cha, chúng con làm tổn thương nhau.”
Ngồi trước cánh cửa đóng chặt hôm nay tại Bethlehem, con tự hỏi: "Mình là đứa con nào đây?"
Con nghĩ đến những cãi vã, bất hòa trong gia đình, với anh chị em. Những âm thầm tranh đấu để được việc của mình; Những rò rỉ của bè phái, thậm chí sự len lõi của chức tước trong phục vụ nơi các giáo xứ, giáo phận. Con trách ai chứ. Lý lẽ đơn giản nhất và có thể làm được là: "Hãy tự thay đổi chính mình trước."
Cha yếu dấu, tuy chẳng thể hiểu thấu lòng Cha. Nhưng con cũng là mẹ, cũng có con. Con hiểu lòng của người làm cha mẹ mong mỏi được nhìn thấy các con quây quần bên nhau, cười cười nói nói trong tình yêu thương nhau. Con tin Cha càng mong mỏi điều này hơn tất cả.
**********************************************************************************
Ngày cuối trong chuyến hành hương, Cha linh hướng NTT đưa chúng tôi đến viếng giếng Giacop (dĩ nhiên là Ngài đã phải để ý rất cặn kẻ, biết an toàn nên đưa chúng tôi đến). Nơi đây không thuộc về công giáo. Vị linh mục chính thống giáo ở đó canh giữa tài sản quý báo của tổ tiên già lắm. Nghe nói ông bị thủ tiêu cả mười mấy lần. Ông biết là trước sau gì mình cũng sẽ mất mạng. Nhưng dù thế nào, ông vẫn kiên trì bảo vệ di sản của tổ phụ Giacop để lại. Có một câu nói của Cha linh hướng khiến tôi suy tư: "Nơi đây nguy hiểm, ít người muốn đến. Sự có mặt của chúng ta cũng nói lên phần nào sự quan tâm và ủi an nâng đở vị linh mục già chính thống giáo này ".
Có điều gì đó như khuấy động trong tôi một khao khát hòa bình, hữu nghị giữa các liên tôn công giáo. Tôi ngu ngốc, không dám đoán ý Cha già linh hướng. Nhưng tin nếu trong tôi đã có thể lóe lên ước ao đó, thì chắc chắn Ngài còn khao khát nhiều gấp bội phần.
Giây phút này, xin dâng lên Chúa các bậc lãnh đạo các tôn giáo, Đức Thánh Cha Phanxico, các hàng giáo sĩ, giám mục, linh mục, các vị trong ban mục vụ các cộng đoàn, và cả chúng con những người làm cha mẹ. Nếu mỗi người có thể nhường một bước trong hòa bình và sự công bình. Cùng ngồi lại với nhau để tôn vinh Cha và sống trong tình liên đới thì thế giới này sẽ đẹp biết bao. Ước gì một ngày nào đó, tất cả chúng con không phải khổ sở ngồi thiểu não bên ngoài cánh cửa, CHỜ như hôm nay nữa. Con tin điều đó sẽ đến. Con đã từng được một vị giáo sĩ chính thống giáo khiều tay bảo ngồi lại khi con đứng lên vì cho rằng đã đến giờ người công giáo không được vào bên trong mộ Chúa nữa. Giữa hàng vạn những phân tranh, cố chấp, con biết sâu trong lòng của mỗi người, đều ao ước là anh em, sẽ có ngày được ngồi đồng bàn, cùng thờ lạy và sống trong tình yêu của Cha.
Tham lam hay yếu đuối
Con người vốn mỏng dòn, yếu đuối không đủ sức chông trả với những cơn cám dỗ. Vì thế cần biết bao sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.
Nhưng làm sao để biết Chúa đây? Lại cần đến niềm tin. Thế nhung mỗi người trong chúng ta đến với niềm tin một cách khác nhau. Bài phúc âm hôm nay (Ga 20, 24-29), phải chăng là bản án đóng đinh Thomas, vị tông đồ lì lợm, cứng lòng tin ngày nào.
Với Thomas là phải thấy, phải chạm đến! Nếu không, ông không tin. Thiên Chúa hiểu và chấp nhận cái lý luận này, vì ít ra ông cũng muốn đi tìm sự thật. Hôm nay Người vẫn ở bên cạnh bằng nhiều cách theo từng thời điểm đáp ứng nhu cầu và khao khát của từng người trong chúng ta khi luận về khía cạnh của niềm tin.
Tự hỏi bản thân: “Để có thể tin, tôi cần gì?”
“Vẫn y hệt như cách sử xử của Thomas”.
Đã có một thời gian tôi bị dao động vì không tài nào hình dung được hình ảnh sống động của Chúa. Dù là ngồi thật lâu trong nhà nguyện. Hỏi Cha linh hướng, Ngài khẻ nhẹ:
“Đừng cố đi tìm những việc ấy”.
Lời Chúa nói với Thomas hôm nay qua đoạn Tin mừng:
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20:29)
Tôi có chút bâng khuân không hiểu lắm, "Chúa ơi, Người muốn nói gì với Con? Nếu Người muốn, xin hãy cho con nghe được tiếng Người".
Tôi nghĩ đến phút giây lần mò trong đường hầm bóng tối dầy đặc. Phút giây chơi vơi lạc lõng, sợ bị bỏ rơi. Nổi khát khao cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa qua anh chị em đi cùng. Tâm tình thật lạ lẫm khi mở mắt thật to nhìn sâu vào màn đêm tối đen như mực.
“Sao có thể trông thấy diện mạo của Chúa cho được. Chỉ nội nhìn vào ánh mặt trời thôi mà mình đã phải che mắt vì ánh sáng chói loà huống hố là Thiên Chúa.”
Phàm nhân làm sao có thể tin mà không thấy cho được chứ? Vì lẽ đó mà lúc ẩn lúc hiện, có đó lại như bắt bóng, chúng ta ở trong cái vòng xoáy của mong mỏi đợi chờ một sự hoàn thiện hơn mà bản thân không tự đạt đến được. Quả thật "Niềm tin là một Ân Sủng, là một quà tặng của Thượng Đế."
Tuy nhiên đòi hỏi con người sự mong muốn lãnh nhận. Như người mẹ tặng con món quà. Để có thể biết được Mẹ cho gì, và gói gém tâm tình thế nào, người con phải mở quà. Quà tặng lại là một quyển sách đầy những chữ. Nó cần phải lật từng trang cho đến khi bắt gặp phong thơ đựng thứ mà nó mong có được. Thế nhưng, món quà sẽ trở nên vô nghĩa, nếu như nó không muốn sử dụng.
Viết đến đây tôi lại nghĩ đến lòng mong muốn được kết thân và duy trì tình bạn của Thiên Chúa với con người. Nghĩ đến những đổi thay trong giao tiếp hàng ngày để trân quý tình cảm mọi người dành cho nhau.
Có người theo chủ nghĩa “hoàn hảo”. Làm mọi cách, đau đầu, khóc lên khóc xuống để mong bạn mình giống như minh. Có người đòi hỏi hiểu về nhau. Vì nếu không hiểu, không cảm thông sao có thể làm bạn với nhau. Có người lanh chanh ba phải muốn chìu lòng tất cả.
Kết cuộc hành sử thế nào thì tuỳ thuộc vào sự khát khao giữ được nhau và đâu là chuẩn mực giới hạn của mỗi người. Trước lúc về Gierusalem chịu nạn, Chúa đã báo trước “Người sẽ sống lại”. Chúa biết lòng các ông có Chúa. Chúa biết các giới hạn yếu đuối của các ông. Nói cho cùng, tham lam trong đời sống thiêng liêng, đồng nghĩa với cúi đầu nhận biết mình yếu đuối thấp hèn. Chúa không cứng ngắt bám lấy lý lẽ riêng của mình. Người giảm những chuẩn mực xuống để các ông có thể với tới được. Sau đó mới từ từ hướng dẫn các ông bước những bậc thang cao và gặp ghềnh hơn. Người khao khát tỏ lộ tình yêu của Người cho nhân loại biết bao. Tạ ơn Chúa vì Người biết con, thương con, không bỏ con.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” vẫn luôn là một thách đố đầy thú vị cho những ai muốn được kết thân trong tình huynh đệ với Anh Cả Giesu.
Hầm nước Silôê
Câu chuyện vua Hezekiah cho đào đường hầm giấu sâu trong lòng đất để giữ nguồn nước nuôi sống dân chúng ngày nào, có ấn tượng khá sâu sắc trong đời sống đức tin của tôi.
"Mạnh bạo lên! Can đảm lên! Đừng sợ hãi! Đừng kinh khiếp, vua Atsua chỉ có sức mạnh của phàm nhân. Có ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của chúng ta, Đấng phù hộ và chiến đấu bên cạnh chúng ta. Dân chúng được khích lệ vì những lời lẽ ấy của Hezekiah, vua Giuda."(Kẻ đi tim, 423)
Ước gì những lời nói này lúc nào cũng được vang lên trong cuộc sống chúng ta.
Lần đầu tiên chuẩn bị hành hương Đất thánh, tôi đã từng đọc qua bản văn nói về đường hầm này. Biết đươc "đường hầm vừa hẹp, vừa tối, có mở mắt cũng chẳng thấy gì" qua bút ký của linh mục Nguyễn Tầm Thường. Nhớ lại ngày hôm đó, suốt đoạn đường trên xe bus tôi đã liên lũy xin Mẹ Maria đi cùng, dẫn tôi đến với Chúa. Xin ơn “được biết Chúa muốn con phải bước vào đường hầm với một tâm trạng như thế nào?”
Cuối cùng, tôi chọn nhắm mắt. Trao hành trình dài hơn nửa cây số trong hầm tối này để Chúa dẫn đường.
"Mở mắt cũng đâu thấy gì. Phó thác vậy. Xin Chúa làm đôi mắt cho con "
Ngày ấy, tôi chọn đi sau cùng vì muốn dành cơ hội cầu nguyện. Lần từng bước bám vào hai bên vách đá và phía trên đầu của đường hầm, cứ thế mà bước về phía trước. Có lần tôi hụt hẩng vì đột nhiên cả hai tay đều như lơ lững giữa khoảng không. Trong một khoảng lặng ngắn ngủi tôi hốt hoảng vì sợ lạc đường. Đột nhiên cảm được một luồng sáng mờ ảo phía bên phải.
“Dường như là một ngã rẽ dẫn về hướng khác”.
Linh tính cho tôi biết không phải lối này. Hoang mang, tôi gọi tên Mẹ Maria. Thì đột nhiên như có một bàn tay đụng nhẹ cánh tay phải của mình và đẩy về phía trái. Ngay lúc ấy tay tôi chạm được bờ tường phía bên trái. Thầm tạ ơn Mẹ đi cùng, tôi tiếp tục bước về phía trước với đôi mắt nhắm lại. Có lúc tôi bực bội vì những người đi trước ồn ào quá. Tôi đã thốt lên trong lòng "mong cho họ đừng nói chuyện nữa "
Sau lần đầu tiên ấy, tôi học và cảm nhận được:
"Không thể thay đổi người khác, phải thay đổi chính mình. Mắt thấy thì đã sao? Vẫn có lúc như chẳng nhìn được gì. Có biết bao thứ đang phủ quanh che mất tầm nhìn. Cám ơn cô bé đi trước đã không giận dữ hay lên tiếng trách mỗi khi tôi lỡ tay không thấy đường trong hầm tối đã đánh vào đầu hay vai em. Cám ơn sự sắp đặc của Cha già linh hướng đã không để tôi là người trong đoàn đi cuối cùng. Vẫn cần anh chị em bên cạnh."
Quay lại đời sống thường nhật, tôi bắt đầu để ý hơn đến những người mù. Trong trường nơi tôi làm việc, có ít nhất 5, 7 người phải cầm gậy lần đường đi. Dù vây, họ nhất định không để ai cầm tay dắt. Họ muốn tự đi. Mắt họ không hẳn là mù, chỉ là không thấy rỏ. Lại có người thân, đột nhiên mắc bịnh, biến chứng làm cho mắt không nhìn thấy gì cả. Họ tâm sự: "thời gian ấy thật khốn khổ, chỉ muốn chết cho xong." Câu nói này làm tôi thấy mình quả là quá trẻ con khi quyết định nhắm mắt bước vào đường hầm lúc ở Đất Thánh ngày ấy.
***
Lần này tôi bước vào đường hầm với ý thức trưởng thành hơn một chút. Tôi tin Chúa không muốn tôi mãi là đứa trẻ nhắm mắt bám chặt vào Người mà đi như ba năm trước. Càng biết Chúa không muốn tôi bị mù để phải khốn khổ không biết theo ai và sống trong cảnh “đêm tăm tối”.
Người muốn tôi can đảm nhìn thẳng vào bóng đêm của phía trước, có gian nan, có sợ hãi, có muôn ngàn thách đố để từ đó biết rỏ mình nhỏ bé chẳng làm gì và tự nguyện giao đời mình cho Người làm đèn soi, làm đường đi. Tôi xin Mẹ Maria cho tôi được bắt chước Mẹ, dám "Xin vâng" theo lời mời gọi phuc vụ, dù chẳng biết "sao việc có thể xảy ra”.
Suốt đoạn đường đi trong đường hầm, tôi đặc biệt suy niệm về sự thương khó của Mẹ Maria như lời nhắc nhở của Cha linh hướng. Có lúc thấy Mẹ khổ quá, mỗi làn roi đánh trên người Con Mẹ, những lần ngã quỵ đau điếng, cái cay nghiệt của dân chúng khi ngu ngơ theo sau điên dại phỉ báng, đòi giết .... Cũng là một người Mẹ, tôi hiểu, con mình đau một, lòng người Mẹ còn đau gấp bội phần. Tôi hỏi Mẹ:
"Khi ấy Mẹ mong muốn điều gì nhất?"
Mẹ bảo: "Con ạ, mỗi người đều có sứ mạng cần phải hoàn tất. Nếu những lúc gặp sóng gió mà dùng trái tim của con người để giải quyết, thì chắc chắn đều ta xin sẽ là "xin hãy cất đi khổ ải của con.”
Mẹ chỉ xin: "Xin Chúa Cha, hãy giúp ban những ơn lành cần thiết để Con Mẹ có thể can trường đi đến điểm cuối cùng. Đau lắm, nhưng phải như vậy thôi con ạ ".
“Mẹ cũng yếu đuối, cần anh em nâng đỡ, cần các con thương yêu. Những khi con gặp chuyện hãy tìm những người thân, người bạn đạo đức biết kính sợ Thiên Chúa để có thể cùng dìu dắt nhau vượt qua.”
Suy tư đến đây, đột nhiên tôi nghĩ đến các bạn đang đi phía trước. Hốt hoảng tôi sờ soạng giữa màn tối đen dầy đặc trong đường hầm mong bắt gặp mọi người. Không chạm được ai cả. Tôi vội vả đi thật nhanh, tiếng chân đạp vào nước nghe thật lớn cũng như sự mong mỏi gặp nhau. Cho đến khi chạm được vào lưng của người chị đi trước, tôi mới lấy lại bình tĩnh.
Hành trình này tôi cảm nhận không ít. Không cáu gắt vì những quan điểm không đồng lòng, ngược lại cảm thông và thương nhau nhiều hơn. Tôi cũng học được lòng cảm kích những người hành sử khéo léo. Học được ở Mẹ Maria tình yêu dành cho con mình nhưng vượt trội. Đó là dám hy sinh để cho con mình có thể can trường chu toàn sứ mệnh được giao. Dám liên lũy với lời nguyện "xin Chúa Cha thêm sức và ban mọi ơn lành cần thiết để Con mình và cũng là Con Chúa, đi trọn đoạn đường thương khó" thật không dể dàng tí nào. Tôi cũng phải luôn nhắc nhở mình lời nguyện này. Và điều rất đẹp đó là đừng coi thường cảm nhận của bọn trẻ. Phải khiêm nhượng mà lắng nghe bởi vì biết đâu có rất nhiều điều mà người lớn chúng ta đã bỏ qua trên đường đi.
Khi về nhà, tôi nói với bé Amy, là con thiêng liêng của mình.
"Khi nào rãnh, con viết xuống journal ghi lại những cảm nhận trong chuyến hành hương này nhe. Hai má con mình share với nhau."
Và đây là nguyên văn lời của cô bé :
“The most touching emotional and meaning experience was walking through the water tunnel under the City of David. I have never experienced anything like that before. Fear of the actual unknown, helplessness. Being alone like that, I truly understood that the only person you can really trust and turn to is God. Everyone else in this world will hurt, abandon, disappoint, like or deceive you at one point no matter how much they love you but not God. Throughou tthe darkness of the tunnel (representing my life), he comforted me and guided the whole way. He showed me there is always light at the end of the tunnel because he is the light! I have learned that his love is so unconditional and I am so underserving of his grace, but he gives it to all of us anyways.”
Đôi khi chúng ta quá để tâm đến việc làm sao để đi cho trọn con đường. Lại quên mất, mục đích của hành trình mình đang đeo đuổi. Những lời chia sẽ của bé Amy, nhắc nhở tôi khi đối đầu với sợ hãi, mất phương hướng, chẳng biết mình phải làm gì; khi mà sự giúp đỡ của người đời xem chừng ra vô hiệu, người duy nhất có thể bám lấy chỉ là Thiên Chúa. Người sẽ ủi an, dẫn dắt, dạy dỗ ta suốt hành trình. Và chỉ cho ta thấy ánh sáng của chân lý, của hy vọng đang chờ đợi ta ở cuối đường. Chỉ là, bạn có dám tin, có chịu bám vào Chúa hay lại ngu ngơ vơ lấy những lựa chọn khác. Phúc thay cho những ai khôn ngoan biết bám vào Chúa, nguồn suối hằng vĩnh cữu hạnh phúc viên mãn.
Cám ơn Con, Amy. Má Hương nghĩ rằng: "Nhiệm vụ của God mother không chi là nâng đở con trên hành trình sống đức tin qua những sinh hoạt hàng ngày. Mà còn tạ ơn Chúa vì chúng ta có cơ hội làm bạn của nhau, cùng học hỏi lẫn nhau, cùng cầu nguyện cho nhau".
Tôi biết tôi cần cộng đoàn, cần anh em tốt lành để có thể dìu nhau bước trên hành trình này.
Lạy Chúa, tạ ơn Người đã gởi đến con những vị linh hướng thánh thiện, những người bạn đạo đức. Hành trình sống này con cần lắm những bàn tay nâng đỡ và ơn Chúa. Ước gì chúng con luôn biết khiêm nhường, học hỏi, lắng nghe, tôn trọng cá thể của từng người. Có được những người bạn đồng hành cùng chí hướng, cùng cố gằng giúp nhau ngày một sống tốt đẹp, thánh thiện hơn, là một quà tặng tuyệt vời Chúa ban cho. Xin cho con luôn biết trân quý và gìn giữ.
Nhìn lại
Giờ này, nhóm chị em cuối cùng trong đoàn hành hương đến Đất thánh, do Cha Nguyễn Tầm Thường hướng dẫn đã quay lại với cuộc sống thường nhật. Tiếp tục hành trình tìm về lại "Nhà Cha" sau những ngày dừng chân nghĩ ngơi, học hỏi, lắng nghe nhau và cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa. Tin chắc bằng nhiều cách, trong chúng ta đều đã có những phút giây được động chạm, được ngửi, được nếm thử mùi vị, được nghe tiếng thầm thì của Chúa qua anh em, qua những nghĩa cử thân thương, thậm chí qua các thách đố trên đường đi.
Bản thân ngu ngốc hay quên, nên tôi muốn tranh thủ thời gian ngắn này, bắt tay ngay để “nhặt rác” và thu lượm chút kinh nghiệm thiêng liêng hành trình vừa qua.
***
Đã qua hai phần ba hành trình, về mặt thể lý có lẽ ai cũng thấm mệt vì đoạn đường ngoằn ngoèo, lên xuống các bậc thang. Dòng suy nghĩ trong nội tâm sâu hơn. Tiếng ồn ào nói chuyện cũng bớt dần. Càng gần đến đích hầu hết mọi người càng thâu mình. Mong có thể nghe rỏ hơn, cố tận dụng khứu giác, vị giác hầu có thế bén nhậy hơn để ngửi nếm được mùi vị xung quanh. Nắng nóng khiến mặt mọi người ửng đỏ, mồ hôi động lại nơi da thịt không toát ra được, cảm giác rít chịt, một chút khó thở. Tôi nghĩ đến “Con đường thương khó” mà Chúa Giesu trãi qua hơn 2000 năm trước. Nghĩ đến hàng triệu triệu người đã và đang kéo vê mãnh đất thánh thiên này. Họ bỏ giầy, đi bằng đầu gối, cúi rập mình cung kính hôn lên những nơi in dấu Thánh tích của Chúa. Thế nhưng người Do Thái, một dân riêng “Được tuyển chọn” lại không tin Giesu là Ngôi Hai Thiên Chúa.
Ông cha mình nói không sai: “Bụt nhà không thiêng.”
Nói cho cùng với trí hiểu biết và quan niệm của con người, sao có thể tin nổi. Một Giesu con ông thợ mộc và bà Maria nghèo nàn, không danh phận chức tước lại có thể là Thiên Chúa. Đấng quyền năng mà nhận loại hằng khắc khoải trông đợi cho được chứ!
Tôi càng khẳng định “Đức tin là một ân sủng, một quà tặng tư trời cao.”
Nếu tôi nhớ không lầm, thánh Augustine từng nói, cho dù Thiên Chúa có thương ban Người cũng không cứu được tôi. Cho đến khi tôi tự nguyện trao toàn thân để Chúa làm việc trong tôi.
***
Hôm đó cả nhóm chuẩn bị tham dự Thánh lễ tại nhà Mẹ ở Nazareth. Anh chi L-H trong nhóm đồng hành đến trể. “Quái lạ! Anh chị chắc chắn biết về Cha già. Ngài kỷ luật lắm. Không lý nào chểnh mãng đi lễ cụt đầu được.”
“Hay chị đang làm điệu để chuẩn bị cho giờ phút linh thiêng lặp lại lời hứa sống đời hôn nhân tại Cana. Nơi Chúa làm phép lạ biến nước thành rượu giúp đôi vợ chồng ngày cưới thời ấy “thoát nạn” mà chiều nay cả đoàn sẽ đến.” Chuyện này dể hiểu thôi. Cơ hội đến Đất thánh đã khó. Đi được cả hai vợ chồng càng hiếm hoi. Dĩ nhiên hai anh chi và các cặp vợ chồng khác đều vô cùng trân quý cơ hội này.
"Chị giản dị! Có lẽ vì lý do gì khác khiến chậm trể". Tôi có phần lo lắng.
Cha NTT luôn cho nhóm giờ riêng để cầu nguyện hay tranh thủ chụp vài tấm ảnh kỷ niệm. Đang lang thang quanh đền thờ tôi gặp anh chị. “Chị khoẻ hôn?”
“Chắc về khách sạn. Mệt!”
“Hôm qua gặp bác sĩ thế nào?”
“Bác sĩ có viết toa thuốc. Nhưng bây giờ chưa biết kiếm mua ở đâu?”
“Về nghĩ chút. Hy vọng khoẻ lại có thể bắt kịp mọi người tại Cana chiều nay. Cầu nguyện cho mình nhé.” Chào anh chị, tôi buồn lắm. Tôi thật mong họ đừng mất cơ hội này. Tôi thường chỉ âm thầm, nhưng lần này tôi lên tiếng xin cả đoàn hiệp ý góp thêm lời cầu nguyện cho chị. Chưa đủ an tâm! Tôi còn kéo luôn cả anh bác sĩ đi chung đoàn ra hỏi về tình trạng của chị.
Cha già khó! Nhưng Ngài chỉ khó với những ai không theo kỷ luật. Ngược lại, Ngài rất thương và sẽ giúp, đặc biệt đến những ai có lòng ao ước đến với Chúa và Mẹ Maria. Trên đường đi, Cha gọi điện thoại hỏi thăm mấy lần. Còn bảo:
“Nếu sức khoẻ cho phép thì lấy taxi đến thẳng đền thờ tại Cana. Vẫn còn kịp.” Cuối cùng, anh chị đã lỡ cơ hội này vì phải vào bịnh viện. Tôi tiếc ngẫn ngơ. Có nhiều người mong mõi được lại chẳng thể. Nhưng biết làm sao hơn, chỉ mong anh chị sớm khoẻ lại để có thể tiếp tục hành trình. Ngày cuối trước khi chia tay về nhà, tình cờ chạm mặt anh L. Tôi hỏi thăm:
“Anh thấy chuyến đi này thế nào?”
“Tốt đep lắm. Tiếc không được đến Cana. Chắc đi lại.” Nghe câu này tôi mừng quá, tranh thủ gặp nói cho chi biết liền. Tin là chị vui lắm.
Giờ nghĩ lại, thấy mình “tà lanh, lo lắng” thái quá. Thiên Chúa luôn có hoạch định cho riêng mỗi người. Nhiều khi tưởng là thất bại, là dang dở. Nhưng xem ra đó lại là thứ “dang dở đẹp”, cần có để chúng ta đạt được hạnh phúc, như Cha già NTT vẫn chia sẽ. Biết đâu một hai năm sau, anh chị sẽ đtrở lại nơi đây. Khi ấy, có cả các con đi cùng. Biết đâu ân sủng còn tăng gấp bội phần.
Tôi nghiệm ra, “Đừng vội vàng phán điều gì. Nếu thật sự quý mến nhau, hãy âm thầm cầu nguyện cho nhau. Việc Chúa làm con người không thể hiểu thấu. Đừng vội lanh chanh làm theo cách nghĩ của mình. Không khéo lại làm hỏng việc. Chương trình của Chúa phải tuyệt hảo hơn con người nhiều lắm.”
***
Một lần khác, quên mất nguyên cớ gì tôi lại nói bâng quơ một câu thật vô duyên. “Con mong Cha vẫn khó như ngày nào.” “Thôi con ạ! Bác chịu không nổi. Bác cố gắng lắm rồi” Đột nhiên tôi thấy mình thật đáng ghét khi nói thế. Các bác lớn tuổi, để có thể theo chúng tôi vất vả biết bao. Dĩ nhiên đã đến đây rồi, ai cũng muốn được kính viếng tất cả các đền thờ mà nhóm được đến. Sợ bị bỏ rơi, lạc đường là lẽ thường tình. Người bạn đi cùng, biết tôi lỡ lời nên bấm nhẹ tay tôi và kéo đi nhanh về phía trước. Tôi chọn đi hành hương với Cha vì tôi biết Ngài khó. Tôi chờ nghe những câu “mắng” dạy dỗ của Ngài. Chuyến hành hương này, có lần Ngài nữa đùa nữa thật:
“Đường đi mệt. Nhưng cứ im lặng mà bước. Ai than thở thì sẽ bị đi nhiều hơn”.
Phải chăng ý Ngài muốn mọi người đừng quá chú tâm đến sự nhọc nhằn. Bởi lẽ điều này sẽ chỉ làm cho thể lý càng thêm mệt. Và làm giảm đi sự bén nhậy khó mà cảm nhận được những hoa quả thiêng liêng trên đường đi. Với tôi đây là một nhắc nhở rất cần thiết. Không chỉ những ngày hành hương mà là cả những ngày sau đó khi quay về với những sinh hoạt thường nhật.
Trở lại cuộc đối thoại với bác. Tôi biết mình nên để ý tế nhị trong lời nói. Dù ý tưởng đẹp đó, nhưng cũng cần phải nói đúng lúc và tuỳ hoàn cảnh. Nếu không hiệu quả sẽ ngược với lòng mong đợi. Nhưng với Thiên Chúa thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể biến đổi chúng ta trở nên tốt lành hơn. Tôi bắt đầu quan tâm đến bác nhiều hơn. Những đoạn đường lên dốc và leo cầu thang, tôi xách giỏ hộ bác. Đồng lúc các bạn thấy tôi xách nặng, thì lại thay nhau chia sẽ cầm hộ. Thế là cứ dây chuyền. Người giúp người, ai cũng vui vẻ và cảm nhận được sự ân cần quan tâm của nhau. Tạ ơn Chúa.
***
Thêm một chuyện nữa cũng là bài học rất cần trong cuộc sống. Đêm đầu tiên cả đoàn họp lại, có một anh cứ hỏi tới hỏi lui vài ba câu thật "ngớ ngẩn". Khi Cha hỏi ý mọi người về những kỷ luật trên đường đi. Ví dụ như: Phải có mặt đúng giờ, ai đến trể thì có nên chờ đợi (mà chờ đợi thì những dự tính sẽ bị trì trệ), hay là bỏ lại (họ sẽ lấy taxi theo sau). Bản thân tôi muốn đâu vào đó, đúng giờ là xe chạy. Thời gian lúc ấy là vàng. Thế nhưng anh ta cứ hỏi tới:
"Giả sử như có chuyện bất trất thì sao?"
"Nếu vì lý do gì đó họ bị trể thì thế nào? Không lẽ bỏ họ lại sao?"
"Có những chuyện người ta không muốn nhưng vẫn xảy ra, vậy phải tính thế nào?"
Tôi nhăn mặt, cho là anh ta hỏi những câu đâu đâu không cần thiết. Nhưng thật tình để ý khuôn mặt của anh ta có phần rất là nghiêm túc. Nét lo lắng lúng túng lộ rỏ. Về sau khi nghe vơ anh chia sẽ tôi biết chị không khỏe và anh thì lại quan tâm đến chị. Lúc đoàn đến vườn Giêtsimani, chị bị té ngã phải gọi xe cấp cứu đưa vào nhà thương, mọi người không ngớt đọc kinh tôi càng hoảng hốt. Tôi gần như muốn té quỵ vì thấy mình thật quả là không đúng. Để chuộc lại lỗi lầm "xét đoán" người khác, tôi chỉ biết liên tục bám vào chuỗi Mân Côi. Xin Mẹ cứu chị. Xin đừng để chị bị gì và có thể về nhà bằng yên. Tôi xấu hổ quá đổi và tự trách bản thân.
Tôi chẳng thấy bình yên một hai ngày sau đó, cho đến khi nhìn thấy lại anh chị sau khi từ bịnh viện về. Đây cũng là lý do tại sao, lúc cả đoàn vào mộ Chúa, tôi chẳng những vui lòng nhường mà còn rất hạnh phúc được đứng lui lại để anh chị bước vô mộ Chúa dù rằng lúc ấy là đến nhóm của tôi được bước vào.
Tôi đến Đất Thánh trước mấy ngày, cho nên được vào viếng mộ Chúa mấy lần (hầu hết những ai đi theo đoàn, thì có lẽ chỉ được hai hay ba lần mỗi lần 1 phút mà thôi). Nhưng cho đến khi nhường chỗ cho anh chi bước vào, tôi mới thật sự chạm được đến một sức mạnh bao trùm. Sức mạnh diệu vời của tình yêu Thiên Chúa, làm tôi chỉ biết khóc rung lên vì hạnh phúc, vì biết ơn, vì biết mình luôn được Chúa thương yêu và bao dung.
Tôi là ai mà xét đoán người khác! Thật là điều mà tôi phải luôn nhắc nhở mình. Xin Chúa giúp con đừng chỉ thấy cái gai của người khác mà không thấy cái gai nơi chính mình.
Hèn Mọn
Hành Hương Đất Thánh, Jun 2019
PS: Cám ơn món quà không dám ước mà có được của Cha linh hướng. Được lên đỉnh núi cao một ước ao thầm kín khi đọc cuốn "Kẻ đi tìm" do Cha viết.
Comments