top of page

Phân nữa còn lại đâu.....

  • Writer: Trầm Hương
    Trầm Hương
  • Dec 11, 2019
  • 4 min read


Cuối tuần cả nhà đi nghe Cha giảng tỉnh tâm mùa Vọng. Cô em khiều tay:


- “Cha giảng thì tuyệt vời thật, nhưng tui bực mình quá.”


-“Tại sao?”


Chẳng khi nào Cha cho câu trả lời trọn vẹn. Ngài bảo, mai trở lại sẽ tiếp tục. Em nghe lời, đến hôm sau. Nhưng vẫn chưa nghe...”


Những buổi giảng thuyết dù súc tích và sâu sắc đến đâu rồi cũng sẽ lui vào quá khứ. “Become history”! Bọn trẻ hay nói thế. Nó chỉ hữu ích khi được bạn chứng nghiệm và khám phá bởi chính bản thân.


Nói đến đây, tôi phải cảm tạ Chúa. Ngày ấy, tuổi trẻ, mong tìm chân trời mới cho mình, tôi ôm ấp khá nhiều hoài bão. Mơ một mãng đời không tranh giành, không dối gian. Một thiên đường của hệ tại, nơi mà người và người chân thành đối xử với nhau. Nhưng thực tế bên ngoài quá mênh mông. Con “cừu non” ngu ngốc xém chút đã “mất mạng” nếu không được cứu vớt. Tôi mang ơn rất nhiều người, trong đó đặc biệt là Cha linh hướng Dòng Tên NTT.

Hành lý mà tôi mang vào đời khi đặc chân đến đất Mỹ là những cảm nhận thiêng liêng sau vài lần được ngồi cầu nguyện với các trưởng trong đoàn TNTT và những nếm trãi trong khoá tĩnh tâm Linh thao cuối tuần trước lúc lên đường định cư, dưới sự hướng dẫn của Ngài.


Có một hôm Ngài hỏi chúng tôi: “Bằng cách nào chúng con có thể đến gần với Chúa?”


Và kết thúc bằng lời khuyên:

- “Hãy làm phút hồi tâm mỗi ngày. Luôn bắt đầu với lòng biết ơn Thiên Chúa.”


Ngày ấy tôi nhút nhát. Nghe sao, cứ vậy mà làm theo. Không dám vặn vẹo hỏi lý do, sao Cha nói thế? Sao lại phải bắt đầu bằng lời tạ ơn? (giới trẻ hôm nay hầu hết, họ đòi hỏi giải thích rỏ ràng, phải thấy lợi ích thật sự.)


Nhiều năm trôi qua, Ngài trở thành “Cha già” của đoàn TNTT. Một lần gặp lại, tôi hỏi Ngài: -“Con muốn kiếm, theo một nhóm anh chị em có lòng đạo đức và cầu nguyện. Điều này sẽ giúp ích cho bản thân và các con của con.”


Ngài nói: “Có! Đồng Hành.”


Không hiểu sao đứng trước vị Linh mục này tôi luôn lúng túng. Vừa nể phục, vừa thương mến, vừa sợ. Lần nữa tôi lại im lặng đi tìm. Có lúc tôi tự hỏi: “Giá mà mình gan chút hỏi Cha ngay: họ ở đâu, giới thiệu cho con đi...” Có phải tốt hơn không?


Thoáng cái đã 30 năm. Kinh nghiệm sau những dở dang trong các câu hỏi, những phân vân háo hức muốn có câu trả lời sau các khoá tĩnh tâm, tôi hiểu được chiều sâu, vô cùng cần thiết cho đời sống của tôi, từ những "không trọn vẹn" ấy


Quay lại cô em, tôi cười nói, Cha làm vậy thì khi về nhà mình có chuyện để tìm hiểu và suy nghĩ. Từ đó mới có thể tác động đến đời sống chứ. Muốn biết thêm tí về các Cha Dòng Tên, đọc quyển sách “Cứ việc chế giễu các tu sĩ Dòng Tên” của Cha Nicolaas Sintobin, S.J.

Trong đó có đoạn nhắc đến “một sinh viên hỏi cha Dòng Tên, có đúng là khi nào tu sĩ Dòng Tên cũng trả lời một câu hỏi bằng một câu hỏi khác đi cùng không? Vị tu sĩ nhìn anh thanh niên trẻ và trả lời, Con muốn nói gì?”


Đứa cháu đứng bên cạnh gật gù: “I like the way He talk. Let find out....”


Năm nay Ngài nhấn mạnh đến vai trò của Mẹ Maria và nhắn nhủ mọi người hãy trang trọng mời Mẹ về nhà của mình. Mẹ sẽ dẫn chúng ta và các con đến với Con Mẹ là Chúa Giesu. Hãy mời Mẹ về nhà, mời Mẹ bước vào đời sống của chúng ta. Ngài gợi ý cho chúng tôi suy gẳm lời trối cuối cùng và cũng là nguyện vọng của Chúa Giesu trước khi trút hơi thở (đây cũng là điều mà tôi cảm nhận rất thật, sau mấy ngày lên núi vừa rồi). Trên đồi cao, dưới chân thập giá, thứ sáu, lúc 3:00 chiều, ngước mắt nhìn Chúa Giesu trên cao, tôi nghe tiếng Người bảo, “Con sẽ không bao giờ lẽ loi. Mẹ của Ta, là Mẹ của con. Hãy đón Mẹ về nhà”.


Tôi nhớ đến lời kinh Kính Mừng, nữa phần đầu đã được mở ra với lời chào của sứ thần Gabriel: “Kính chào Bà đầy ơn phước. Thiên Chúa ở cùng Bà. Bà có phúc hơn mọi người nữ. Và Giesu Con lòng Bà gồm phước lạ.... “


Nhưng nữa phần sau vẫn còn là một “dang dở”’chưa có câu trả lời, từ đâu đến?


Tôi nhớ là Cha NTT đã từng nói đến, nhưng quên mất tiêu rồi. Vốn dĩ tôi luôn ngu ngốc và có tật không nhớ dai. Nhưng có lẽ vì vậy mà được phước chăng? Tôi thầm đọc bản kinh này rất nhiều lần trong ngày và chẳng biết từ khi nào, tôi không còn quan tâm đến phần cuối của kinh Kính Mừng là từ đâu đến. Nhớ một lần đang ngơ ngáo với cái dang dở tìm câu trả lời. Tôi chợt nhận ra, ai nói câu này không quan trọng. Quan trọng chính là từ trong tôi với tất cả lòng kính mến đã nài xin: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa trời, cầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử. Amen


Karl Rahner nói: “Trong dằn vặt của những gì chưa trọn, cuối cùng chúng ta cũng học biết rằng trong cuộc đời này mọi hoà âm PHẢI còn đang dang dở.”


Tạ ơn Chúa, vì những dang dở này, Người dạy con biết nhận ra mình cần gì và khao khát gì.


Không biết những gì con nghĩ về phần cuối của bản kinh Kính Mừng có đúng không? Hay lần tới Cha lại mỡ ra một câu hỏi mới: “Tại sao con muốn nói câu ấy với Mẹ Maria?”


-“Hummmm! Đau đầu....”


Hèn Mọn, Ngày 11 tháng 12 năm 2019

Comments


bottom of page