top of page

Tên gọi

  • Writer: Trầm Hương
    Trầm Hương
  • Oct 15, 2019
  • 6 min read

Một lần tỉnh cờ đọc bài viết ngắn của một linh mục, một chữ thôi trong ngòi bút của Ngài khiến tôi ấy nấy. Ngài bảo: “tôi bị cho là người bán hàng cho tôn giáo và cho nhà thờ”. Tại sao là “bị” mà không phải là “được”? Thêm lần nữa, tôi lại nghe ai đó trên đường đi “vui” miệng tỏ ra “biết chuyện” nói: “Cha bây giờ chỉ là tour guy”. Tiếng Việt chúng ta phong phú lắm. Thêm một chữ cũng đủ chết người. Vì thế Cha linh hướng giúp tĩnh tâm luôn nhắc tôi, để ý từng chữ trong lời nói.


Tôi biết “tour guy” là người hướng dẫn khách du lịch. Nhiệm vụ của họ là đưa mọi người tham quan các nơi có danh lam thắng cảnh, đưa đến các nhà hàng đắc tiền để thưởng thức món ăn mới lạ. Và dĩ nhiên vì đây là việc làm, mọi sự người hướng dẫn đều sẽ nhắm vô lợi nhuận. Giữa họ và khách du lịch có giao kèo. Cách phục vụ tuỳ thuộc vào số tiền trao ra. Xem ra định nghĩa về “tour guy” hoàn toàn khác hẳn với những gì tôi được trải nghiệm khi tham dự các lần hành hương Đất Thánh hay được các vị linh mục “dẫn đường” tâm linh.

Nhóm hành hương chúng tôi được ở ngay bên cạnh hang Belem, nơi Hài Nhi Giesu ra đời. Vì thế tôi có nhiều giờ hơn để bái kiến Người ( Ngôi hai Thiên Chúa). Người ta xếp hàng chen chút, nhích từng bước lần qua các bậc thang hình nữa vòng cung (có lẽ rộng khoảng hai sải tay) mới có thể xuống bên dưới. Hôm đó, tôi tranh thủ, không ăn trưa, xếp hàng cả hơn nữa giờ đồng hồ mới xuống tới. Đông người lắm, cho nên chỉ có thể được một lần nằm sấp, cúi mình hôn phần lõm xuống bên trong ngôi sao bạc 12 cánh (nơi Chúa sanh ra). Sau đó thì bước sang một bên bước xuống vài ba bậc thang nữa, ngồi thu mình một góc để "chiêm" ngắm Hài Nhi Giêsu. Tôi thèm khát sự tĩnh lặng, nhưng vốn dĩ không thể nào. Người ra vào tấp nập, chỉ có thể nhắm mắt, xin được tìm về nội tâm của riêng mình. Ai đó đang chen lấn nhau, ngồi bên trên thành máng cỏ để chụp hình, huyên thuyên nói lớn tiếng. Cứ như cái chơ vậy. Nếu mà họ đi vơi nhóm chúng tôi, khi ra ngoài lúc có giờ rãnh hay buổi tối sinh hoạt chung trước khi về phòng nghĩ ngơi, chắc chắn sẽ bị Cha rày ghê lắm. Tôi chỉ có thể đưa ngón tay lên miệng ra dấu: xin giữ im lặng. Nhưng chả ai thèm quan tâm. Tôi tìm một góc phía dưới cùng ngay cạnh chân tường, ngồi với Người. Nhiều nhóm khác lại đến, nhưng người dẫn đoàn chẳng hề bảo họ: Kính cẩn, thinh lặng cúi mình hôn nơi Thánh thiên (đây là điều mà Cha linh hướng dẫn đoàn chúng tôi rất đặc biệt quan tâm và dặn nhiều lần). Cô ta khoát tay bảo hai người một, nhào vô chụp hình. Du khách nhốn nháo tranh thủ nhìn xung quanh, sau đó lại lên cầu thang, theo một đường khác ra. Không hiểu sao lúc ấy, tôi bực vô cùng. Nơi đây, Chúa đã hạ sinh. Một nơi vô cùng thánh thiên. Nếu không bỏ chân đất, quỳ bái lại, thì cũng nên có một chút tôn kính. Bị chia trí và bực minh! Nhưng nhờ vậy, tôi càng biết ơn người dẫn đoàn hành hương của mình. Lúc ấy, tôi ước gì, tất cả những người dẫn đoàn đến Đất Thánh đều là những vị linh mục thánh thiện. Chỉ như vậy, nơi đây mới không trở thành "cái chợ".


Giờ này, khi mà tôi đang đặc bút viết xuống tâm tình, thì cũng là lúc mà hơn 220 linh mục từ khắp nơi tụ hợp về Nam Cali, Mỹ quốc, để tham dự hành trình Emmuaus. Tôi nghĩ đến những tên goi dành cho các Ngài, những linh mục của Chúa.


Với các Ngài, không có nhiệm vụ mà là thi hành sứ vụ. “Lợi nhuận” của các Ngài là làm sao có thể giới thiệu và giúp giáo dân đến với Chúa. Đúng như Gioan tẩy giả ngày nào khi Chúa xuất hiện đã lên tiếng “Đây là chiên Thiên Chúa”, và sau đó ra dấu bảo các môn đệ đừng ngần ngại bỏ ông lại, mà hãy “đi theo để gặp gỡ Đức Giesu” (Gioan 1:37). Cách thức của các Ngài là làm mọi cách để giúp đỡ con chiên. Khôn ngoan nhưng đơn sơ thánh thiện, sẳn sàng đối diện với thách đố; Can đảm dấn thân bước ra khỏi nơi nghĩ ngơi đầy tiện nghi để mang lại lợi ích thiêng liêng và dẫn dắt giáo hội đến với Chúa.

Tôi từng biết có linh mục vì tiết kiệm chi phí cho giáo xứ, đã sẳn sàng bỏ nơi ở khang trang đầy đủ tiện nghi, thu mình trong một góc nhỏ của nhà xứ. Hay có các linh mục dám take advantage để thử mời các Cha giảng phòng hoặc đưa các buổi tĩnh tâm đến cộng đoàn. Cả những mục vụ có tính thử thách, các Ngài vẫn khiêm nhường xin ơn và đêm đến cho mọi người. Giáo hội có muôn vàn những vị mục tử có mùi chiên để gần gủi, thấu hiểu con chiên.

Càng có dịp tiếp cận với các Ngài tôi càng tạ ơn Chúa. Không thể không nói lời cám ơn các linh mục. Nói thật nếu không có các linh mục thánh thiên của Chúa, ngay cả việc tại sao phải làm dấu khi bước vô Thánh đường tôi cũng không ý thức được hết ý nghĩa. Người Việt Nam “trước học lễ, sau học văn”. Vì thế có linh mục đã dạy tôi phải làm dấu thánh với tất cả sự kính cẩn, là lời chào Chúa, Đấng tạo dựng và yêu thương tôi hết mực. Tôi không quên được lần ấy khi Cha già rày nhóm thanh niên. Chuyện là trại tị nạn ít phòng óc, Cha đi vắng, cho nhóm thanh niên công giáo mượn phòng khách để sinh hoạt. Vì bất cẩn xong việc họ khoá mất của và không đưa lại chìa khoá. Đến giờ làm lễ, Cha không vào trong lấy giầy được, đành phải mang dép dâng thánh lễ. Tôi hiểu không phải Ngài xem nặng bề ngoài. Nhưng nếu khả năng Chúa cho có thể , Ngài muốn bước lên bàn thánh với sự kính cẩn. Từ đó về sau, khi tham dự Thánh lễ tôi không dám xềnh xoàng. Mà đúng thật, đi dự tiệc có ai mặc trang phục bầy hày bao giờ. Để tỏ lòng thương mến và nể chủ nhà, khách mời luôn cố gắng lựa bộ đồ nào được nhất. Vậy thì đến với Chúa với bộ dạng sốc xếch, thật là không nên. Những năm sau này, được có dịp hành hương, tôi càng thương và biết ơn các Cha. Như Cha linh hướng của chúng tôi, lưng đau, mồ hôi rịn cả trên khuôn mặt và áo, mệt ngất ngư, vẫn cố gắng đưa người hành hương tìm đến kính viếng Thánh địa. Cha biết nếu Cha rày, Cha khó thì người ta không ưa Cha. Nhưng đời người có mấy ai được đặc chân đến Đất Thánh hai lần. Giây phút được nếm ngửi, được động chạm, được thật sự gần gủi với Chúa... Quá là hiếm quý! Cha đành phải làm “người dữ”. Nhiều lúc nghe Ngài nhắc nhỏ, có lần còn năn nỉ “hãy trân quý phút giây này” mà tôi không cầm được nước mắt.


Cảm ơn Cha, cảm ơn các vị linh mục của Chúa. Tuy không hiểu hết nhưng con phần nào cảm thấu được những thử thách, những khó khăn của các Cha. Con càng biết được, càng sống gần với Thiên Chúa, ma quỷ càng cám dỗ và tìm mọi cách để hãm hại. Nhưng con tin Chúa luôn bên cạnh đỡ nâng và thêm sức. Giữa thế giới điên đảo, vẫn có rất nhiều người bên cạnh luôn âm thầm cầu nguyện, tiếp sức và biết ơn các Cha, những người mục tử dám hy sinh, dám dấn thân để chu toàn sứ mệnh chăn dắt đoàn chiên.

Hành trình Emmaus với những thăng trầm không bao giờ ngưng nghĩ. Xin Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, ban cho các Cha ơn khôn ngoan, nhiều sức khoẻ và bình an. Với con, tên gọi của các Cha luôn là “Linh mục”, người hướng dẫn hành trình tâm linh. Một tên gọi thật ý nghĩa và cao quý. Xin Chúa luôn chúc lành và ban mọi ơn lành cần thiết cho các Cha. Xin Chúa thưởng công bội hậu và thế lực của ma quỷ không đụng được đến những người mục tử nhân lành của Chúa.

Kính chúc quý Cha có những ngày đồng hành hôi ngộ bên nhau thật vui và đầy ân sủng.

Ngày 15 tháng 10 năm 2019 Hèn Mọn

Comments


bottom of page