Đánh thức con tim
- Trầm Hương
- Jan 9, 2020
- 5 min read

Tôi tin rằng trong quá trình tạo dựng, Thượng Đế đã để lại một giọt máu của Người vào trong trái tim phàm nhân. Vì lẽ đó tất cả mọi thứ chạm đến con tim đều nhắc nhở ta thực thi những gì mà Đấng tạo hoá mong mỏi. Đó là YÊU. Đơn giản, vì Người là tình yêu. Điều này đòi hỏi mỗi người trong chúng ta, phải có một đời sống chuẩn mực đạo đức.
Thế nhưng làm cách nào để có thể sống theo cách thức ấy? Thiên Chúa luôn ban cho con người đầy đủ nhận thức và tất cả những yếu tố cần thiết để có thể sống trong tình yêu thật sự. Chỉ là con người có đủ YÊU để nhận ra trước khi đã quá nhúng sâu vào vực thẳm hay không? Đây lại là một quá trình vật lộn giữa khát khao tỏ lộ tình yêu thương và tham vọng nằm sâu trong tâm thức của mỗi người. Có thể chọn lựa giữa thiện và ác, không đơn thuần chỉ tùy thuộc vào các mối tương quan của ta đối với đối tượng mà mình yêu thương. Trên “chiến trường” này, chúng ta luôn cảm nhận được có tiếng nói thật mãnh liệt, và vô hình từ bên trong nội tâm. Nơi đó Thiên Chúa đang nói với ta. Hãy lắng nghe tiếng Người!
***
Cách đây không lâu tôi tình cờ xem qua bộ phim "The Boy in the striped Pạjama”. Nhân vật chính trong phim là cậu bé khoảng 8 tuổi, con của một vị chỉ huy điều hành một trại "tử thần". Nơi giam giữ những người Do thái thời Đức quốc xã đê nhị thế chiến.
Phim mỡ đầu bởi việc vừa chấm dứt cuộc nô đùa của những đứa trẻ. Hình ảnh cậu bé, Bruno, lấm la lấm lét nhìn xung quanh có vẻ như sợ ai đó nhìn thấy mình trước khi bước vô nhà, gợi hứng để tôi tiếp tục xem nốt (thường thì tôi không thích xem phim nếu kết cục không có hậu). Căn nhà đẹp sang trọng như thế, tại sao lại khiến cậu bé không thấy thoải mái, xem chừng như muốn giấu đi điều gì đó. Tiếp theo, ngay từ phút đầu sau khi gia đình chuyển đến nơi ở mới, trong nội tâm đứa trẻ nhận ra một bất thường, không thoải mái qua những lần đối thoại của cha mẹ và cách đối xử khác lạ của họ đối với người xung quanh. Đặc biệt với những người mặc bộ đồ pajama sọc xanh trắng. Qua khung cửa sổ phòng ngủ, cậu bé nhìn thấy xa xa có bóng nhiều người từ khu cư xá được bao bọc bởi hàng rào. Một hôm nhân lúc cha mẹ đi vắng, Bruno lần theo lối đi sau nhà và găp Shumuel, người Do thái bị nhốt sau tường rào kẽm gai trong bộ áo sọc xanh trắng. Hai đứa trẻ kết bạn. Bruno thường lén lút giấu đồ ăn đem đến và trò chuyện cùng Shmuel.
Tôi đặc biệt chú ý đến tâm tình của người mẹ. Luôn lo lắng cho sự an nguy của các con. Bà ta nhắc nhở chồng nhiều lần, nhưng xem ra vô hiệu. Phải chăng vì sinh kế, hoặc ích kỷ sợ hãi? Vì nếu sử xự theo cảm tính có thể sẽ mất đi cơ hội thăng quan tiến chức, và đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến an toàn của gia đình? Chồng của bà ta luôn lớn tiếng và ngăn cản vợ mình tỏ lộ thái độ bất đồng với việc làm của quân lính xung quanh trại. Tôi cảm thấy đời sống của họ mang màu sắc bất an, hốt hoảng. Khi chạm phải đôi mắt người tư lự của người đàn ông từ phòng làm việc nhìn xuống sân nhà, nơi cô vợ xem chừng như mơ mơ, thất thần đang đong đưa người trên chiếc xích đu bánh xe. Tôi tưởng chừng như một cảm giác buốt lạnh đến rợn tóc gáy đang chạy dọc suốt toàn ông. Từ từ chạm đến trái tim và nơi ấy có tiếng nhắc nhở “cảnh tỉnh với những gì mình đang làm”. Thế nhưng, cảm giác tê buốt đó giảm dần khi dừng lại ở đỉnh đầu với lời trấn an “gia đình mình sẽ bình an, không sao.”
Biết là sai, nhận thức này không đủ mạnh để có thể giúp họ thay đổi cách sống, hầu bật rẽ bứng họ ra khỏi cảm giác bất ổn này. Họ vẫn tiếp tục sống và đeo đuổi tham vọng. Cho đến lúc biết được đứa con mà mình hết mực yêu dấu đã bị ép cùng với những tù nhân trong trại tử thần đó vào hấm tối và chết ngại vì khí độc. Tiếng hét thất thanh của người vợ. Cái xác không hồn bất động của người đàn ông khi biết tin con, khiến tôi nhận ra một khía cạnh khác trong đời sống tâm linh.
Đặt mình trong hoàn cảnh của cặp với chồng trong bộ phim, tôi nghĩ nếu như tình yêu với con là quan trọng nhất liệu người làm mẹ có dám nghe theo tiếng lương tâm đưa con trốn đi không? Hay người cha, vì sự an toàn của gia đình có dám đối diện với viễn cảnh bị mất việc làm hay thậm chí sẽ bị xử bắn không? Hay cứ gác lại tiếng nhắc nhở của lương tâm. Thời thế bắt ép phải vậy thôi. Nếu mình không làm thì sẽ có những người lính khác làm công việc ấy. Thế nên bất chấp đúng sai cứ tiếp tục công việc miễn sao đừng ảnh hưởng đến mạng sống của mình và người thân. Quả là một quyết định không đơn giản. Cách nào cũng hiểm nguy. Những lúc như vậy ta phải làm sao? Và cái kết cuộc đau đớn ngã quỵ khi chính con mình lại là nạn nhân liệu sẽ dẫn cuộc sống của những người còn lại trong gia đình sau cái chết của con, của em mình là Bruno sẽ thế nào?
Xem chừng đâu đó mỗi người trong chúng ta đều sẽ có lúc đối diện với cảm thức thất bại, ngã quỵ như đôi vợ chồng trong cuốn phim này. Mong sao như linh mục Rolheiser đã trình bày, dù thế nào đi nữa chúng ta sẽ có thể tìm được những hướng đi mới hầu biến đổi cô đơn, buồn bã, tuyệt vọng thành sức mạnh sáng tạo thay vì huỹ diệt cuộc sống (Trái tim không ngưng nghĩ- The Restless Heart).
Hèn Mọn
Jan 9, 2020
Comments